Lăng mộ 'Tháp quỷ 9 tầng': Đội khảo cổ chỉ đào đến tầng thứ 2 thì buộc phải dừng lại, vì sao?

Tiểu Ngọc | 10-12-2020 - 21:13 PM

(Tổ Quốc) - 'Tháp quỷ 9 tầng' ở Trung Quốc có chiều sâu tới 33m nhưng khi khai quật, các nhà khảo cổ chỉ đào đến tầng tháp thứ 2 rồi đột ngột dừng lại.

Địa danh bước ra từ văn học

"Tháp quỷ 9 tầng" là một địa danh bí ẩn xuất hiện trong bộ truyện "Ma thổi đèn" (tác phẩm nổi tiếng xoay quanh chủ đề mộ tặc). Sự kỳ bí của địa danh này khiến bạn đọc đồn đoán đây chỉ là một chi tiết hư cấu được nhà văn sáng tạo ra, tuy nhiên, sự thật bất ngờ là ở Trung Quốc có tồn tại một nơi mang tên "Tháp quỷ 9 tầng".

Nguyên mẫu của tòa tháp này nằm ở cao nguyên Thanh Tạng, Trung Quốc. Cách gọi "Tháp quỷ 9 tầng" cũng xuất phát từ chính những người dân tộc Tạng nơi đây. Sau hàng ngàn năm, truyền thuyết cổ xưa về "Tháp quỷ 9 tầng" vẫn được lưu truyền qua bao thế hệ.

Lăng mộ Tháp quỷ 9 tầng: Đội khảo cổ chỉ đào đến tầng thứ 2 thì buộc phải dừng lại, vì sao? - Ảnh 1.

"Tháp quỷ 9 tầng" nhìn từ bên ngoài. Nguồn: Baidu

Thời cổ đại, trên cao nguyên Thanh Tạng có hai bộ tộc cùng sinh sống: Dân tộc Tạng và Ma tộc. Ma tộc là những người dân di cư đến từ vùng Đông Bắc vào thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều.

Theo phong tục của dân tộc, mỗi khi có một người Ma tộc chết đi, người đó sẽ được chôn cất trong một dạng lăng mộ 9 tầng đào sâu xuống lòng đất.

Khu vực xung quanh lăng mộ cũng trở thành cấm địa trong mắt người dân. Người ta đồn đoán rằng, kể cả khi lỡ đi nhầm vào khu vực này cũng sẽ gặp chuyện xui xẻo!

Ngôi mộ Ma tộc nổi tiếng được người Tạng gọi là "Tháp quỷ 9 tầng" thực chất là lăng mộ số 1 thuộc khu mộ cổ Nhiệt Thủy ở huyện Đô Lan, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc. Do lăng có cấu trúc như một kim tự tháp 9 tầng chôn sâu dưới lòng đất nên được người dân địa phương gọi là "Tháp quỷ 9 tầng".

Lăng mộ Tháp quỷ 9 tầng: Đội khảo cổ chỉ đào đến tầng thứ 2 thì buộc phải dừng lại, vì sao? - Ảnh 3.

Lối vào quần thể lăng mộ Nhiệt Thủy. Nguồn: Sohu

Các nhà khảo cổ học cho biết, lăng mộ Nhiệt Thủy số 1 này thuộc về các quý tộc nước Thổ Dục Hồn (người Ma tộc) sinh sống vào đầu thời nhà Đường. Đất nước Thổ Dục Hồn xa lạ này thực chất là một quốc gia nhỏ ở cao nguyên Thanh Tạng (tồn tại từ năm 285 đến năm 670), người lập quốc đã lấy tên riêng của mình đặt làm tên quốc gia.

"Tháp quỷ 9 tầng"

Lăng mộ Nhiệt Thủy số 1 được chôn sâu trong lòng đất, dài 55 m, rộng 37 m, chiều sâu 33 m, quay mặt về hướng Nam và có 9 tầng giống như một kim tự tháp (số liệu từ Sohu). Sở dĩ các ngôi mộ của người Thổ Dục Hồn có thiết kế đặc biệt như vậy là bởi từ xa xưa chữ số 9 đã là một con số mang ý nghĩa rất đặc biệt với họ.

Trên đời khó có ai, có cái gì có thể đạt được sự hoàn hảo thập toàn thập mỹ nên số 9 đã là tiệm cận hoàn hảo rồi. Lăng mộ của hoàng tộc Thổ Dục Hồn có 9 tầng, có lẽ cũng là để cầu xin sự may mắn, viên mãn cho thân nhân người đã khuất.

Xung quanh ngôi mộ "Tháp quỷ 9 tầng" là hai dãy núi trải dài như dáng đôi rồng, còn ngôi mộ lớn như một viên ngọc, tạo thành thế "lưỡng long vờn ngọc" vô cùng độc đáo.

Lăng mộ Tháp quỷ 9 tầng: Đội khảo cổ chỉ đào đến tầng thứ 2 thì buộc phải dừng lại, vì sao? - Ảnh 5.

Lăng mộ sâu 33m dưới lòng đất. Ảnh: Sohu

Phần tường mộ có 3 lớp, được xây từ bùn trộn đá. Khi xây dựng, người Thổ Dục Hồn đã chịu ảnh hưởng từ những lăng mộ gỗ hoàng đàn dưới thời nhà Hán nên cũng sử dụng gỗ ngọc am xếp tầng tầng lớp lớp, tạo thành một khối như ngôi nhà.

Theo Kknews, cây gỗ ngọc am vốn sinh trưởng cực kỳ chậm, để cây lớn, thân to vừa tay một người ôm sẽ mất cả ngàn năm. 

Tuy nhiên, cây ngọc am lớn nhất trong các lăng mộ của người Thổ Dục Hồn lại có đường kính tới 60 cm và cây nhỏ nhất có đường kính 15 cm. Toàn bộ lăng mộ có tới hàng trăm cây.

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số lượng lớn đồ tùy táng quý giá trong các lối đi và hành lang của lăng mộ, bao gồm ngọc lam, vàng lá, voi vàng khảm ngọc lam, các mảng gỗ sơn...

Khai quật cổ mộ

Theo Sohu, tuy tìm được nhiều món di vật giá trị như vậy nhưng khi khai quật mộ cổ "Tháp quỷ 9 tầng", các nhà khảo cổ chỉ khai quật đến tầng tháp thứ 2 rồi đột ngột dừng lại. Có rất nhiều ý kiến ​​trái chiều xung quanh lý do tại sao các chuyên gia lại không tiếp tục khai quật.

Trong đó, không thể không kể đến những sự kiện huyền bí được lưu truyền rộng rãi. Vậy rốt cuộc tòa tháp quỷ ngàn năm này còn chôn giấu những bí mật gì?

Cục Khảo Cổ chưa từng công bố với công chúng nguyên nhân chính xác tại sao. Thế nhưng có truyền thuyết kể rằng khi các nhà khảo cổ chạm vào y phục của người quá cố thì y phục này lập tức biến thành tro tàn. Vậy mà khi tách xa vài bước, những bộ quần áo này lại đột nhiên trở lại trạng thái trước đó.

Lăng mộ Tháp quỷ 9 tầng: Đội khảo cổ chỉ đào đến tầng thứ 2 thì buộc phải dừng lại, vì sao? - Ảnh 7.

Trang sức bằng vàng và ngọc lam được tìm thấy bên trong ngôi mộ. Nguồn: CCTV

Ngoài ra, còn có lời đồn rằng sau khi đoàn khảo cổ tiến vào khai quật "Tháp quỷ 9 tầng", họ bắt đầu mắc bệnh lạ và gặp ác mộng liên miên vào ban đêm. Thậm chí nhiều lần họ còn nghe thấy đủ loại tiếng gọi quái dị và kinh hãi ở gần tháp quỷ.

Tất nhiên đây đều chỉ là đồn thổi chưa có căn cứ xác thực.

Theo Sohu, nguyên nhân các nhà khảo cổ dừng khai quật có thể đơn giản là do họ chưa có kinh nghiệm khai quật lăng mộ của người Thổ Dục Hồn khiến cho nhiều cổ vật bị hư hại, buộc phải dừng lại. Hoặc đơn giản hơn, dù sao đây cũng là nơi yên nghỉ của người đã khuất, họ không muốn quấy rầy những linh hồn ngàn năm này thêm nữa.

Bài viết tham khảo từ Sohu


CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM