Kỹ thuật đóng bàn thờ Phật "siêu đẳng" của người Nhật: Không cần 1 chiếc đinh, thứ kim loại duy nhất được dùng là vàng!

Minh Tôn | 13-03-2021 - 18:30 PM

(Tổ Quốc) - Kỹ thuật đóng bàn thờ Phật ở Osaka được công nhận là nghề thủ công truyền thống quốc gia.

Bàn thờ Phật Osaka là gì và trông như thế nào?

Bàn thờ Phật Osaka được chế tác tại nhiều thành phố khác nhau ở tỉnh Osaka như Higashi-osaka, Sakai, Kishiwada... được đóng bằng gỗ sơn mài hoặc gỗ cao cấp nhập ngoại.

Bàn thờ Phật ở đây có đặc trưng là được phủ dày lớp sơn mài bằng kỹ thuật sơn mài chạm khắc nổi (高蒔絵, takamakie), khiến cho bàn thờ trông như thể được trang trí bằng đồ kim loại vậy. Vì không dùng các đồ kim khí và cũng không dùng đinh để đóng bàn thờ, nên phần gỗ của bàn thờ sẽ lâu bị hỏng do ôxy hóa hơn. Vàng lá cũng sẽ được dập trên các cột trụ và khắc họa tiết; tùy theo tông phái Phật giáo mà cách trang trí sẽ khác nhau.

Kỹ thuật đóng bàn thờ Phật siêu đẳng của người Nhật: Không cần 1 chiếc đinh, thứ kim loại duy nhất được dùng là vàng! - Ảnh 1.

Bàn thờ Phật của Osaka được công nhận là nghề thủ công truyền thống quốc gia.

Vào năm Chiêu Hòa thứ 57 (1982), bàn thờ Phật của Osaka được công nhận là nghề thủ công truyền thống quốc gia.

Kỹ thuật đóng bàn thờ Phật Osaka

Mối liên hệ sâu sắc giữa Phật giáo và Osaka đã có kể từ năm 552 (năm Khâm Minh thứ 13), khi sáu người từ vương quốc Bách Tế (nay là vùng Tây Nam bán đảo Triều Tiên) đã tới đây, bao gồm nhà sư và cả thợ mộc, thợ thủ công để truyền bá kinh Phật.

Thứ kim loại duy nhất được dùng là vàng!

Dưới thời Thái tử Shotoku (聖徳太子, Thánh Đức Thái tử) xây dựng chùa Shitennoji (四天王寺, Tứ Thiên Vương tự), người ta đã mời thêm bốn thợ nữa từ Bách Tế và cũng gián tiếp thúc đẩy nghề chế tác bàn thờ Phật và Phật cụ (đồ dùng cho việc thờ cúng Phật giáo) ở Osaka.

Tới đời Tenmei (天明期, 1781-1788) thì bàn thờ Phật Osaka mới có kiểu dáng hoàn chỉnh như ngày nay nhờ sư thầy Kobayashi Yakichi với cửa kéo, chạm khắc sơn mài và vẽ màu bắt mắt.

Bàn thờ sau đó được sơn mài và đánh bóng trên nền giấy Nhật với keo dán nikawa và bột sơn, nhưng thợ thủ công không sử dụng bất kỳ dụng cụ kim loại nào để thực hiện. 

Trước khi lớp sơn mài khô đi, người ta phủ bột vàng hoặc bạc lên trên, và sau khi đã hoàn thành công đoạn này, người ta sẽ dán vàng lá vào phía trong bàn thờ và vẽ màu lên mặt gỗ hoặc mặt lá vàng.

Nếu có phụ kiện nào bằng kim loại trên bàn thờ, chúng sẽ được nhuộm màu và mạ vàng. Do được gắn bằng keo, các ván gỗ của bàn thờ có thể tháo rời khi cần.

Ngày nay, bàn thờ Phật của Osaka, ngoài kiểu dáng truyền thống được mạ vàng ra, cũng còn nhiều kiểu dáng đơn giản và kích thước nhỏ gọn khác phù hợp cho nhà ở.

Nguồn: 大阪府

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM