Khai quật ngôi mộ tướng quân Ngô Tam Quế, chuyên gia kinh ngạc thốt lên: Chúng ta đều bị Kim Dung lừa rồi!

Diệu Thúy | 11-09-2021 - 21:02 PM

(Tổ Quốc) - Thanh đao được tìm thấy trong lăng mộ danh tướng Ngô Tam Quế đã làm sáng tỏ sự thật về nhân vật này.

Lăng mộ danh tướng Ngô Tam Quế

Với chiều dài hàng nghìn năm cùng hàng triệu cuộc chiến nức tiếng toàn thế giới, lịch sử Trung Quốc ghi tên rất nhiều những vị tướng dũng mãnh, oai phong. Theo ghi chép trong sách sử, ai nấy cũng đều cao to lực lưỡng, khả năng chiến đấu trên sa trường thì vô cùng mạnh mẽ.

Vũ khí mà bọn họ sử dụng cũng không phải dạng vừa, người bình thường cầm những món vũ khí này dùng hết sức bình sinh cũng chưa chắc đã đứng vững được Theo ghi chép lịch sử và các tiểu thuyết, "Thanh long yển nguyệt đao" của võ thánh Quan Công được miêu tả là nặng đến 41 kg, hai vũ khí mà con trai của Nhạc Phi là Nhạc Vân sử dụng tổng cộng có thể lên tới 50 kg.

Khai quật ngôi mộ tướng quân Ngô Tam Quế, chuyên gia kinh ngạc thốt lên: Chúng ta đều bị Kim Dung lừa rồi! - Ảnh 1.

Hình ảnh Quan Vũ cùng chiếc "Thanh long yển nguyệt đao" trên phim ảnh. Hình ảnh: Sina

Còn danh tướng Ngô Tam Quế, tương truyền ông chỉ cần 1 cánh tay cũng có thể dễ dàng vung một thanh đại đao nặng tới 50 kg. Theo mô tả trong cuốn tiểu thuyết của Kim Dung, Ngô Tam Quế trời sinh đã có sự gan dạ dũng cảm phi thường với sức mạnh vô hạn của đôi tay chắc khỏe. Trọng lượng của thanh đao mà ông sử dụng lên tới 25 kg.

Điều này rõ ràng là vượt quá giới hạn của cơ thể con người. Thế nhưng khi ngôi mộ của ông được khai quật vào năm 1980 đã khiến cho những lời mô tả trong cuốn tiểu thuyết phải sửa lại!

Vào những năm 1980, tại khu vực Mã Gia Trại thuộc tỉnh Quý Châu, đội khảo cổ đã khai quật được 1 ngôi mộ chứa rất nhiều di vật văn hóa được chôn vùi từ thời Ung Chính đế Thanh triều.

Sau khi xác minh, đội khảo cổ kết luận đây là lăng mộ của mãnh tướng Ngô Tam Quế, ở đây còn có ghi chép về loạn Tam Phiên, Bình Tây vương Ngô Tam Quế trấn thủ Vân Nam đã tự xưng đế, chống lại triều đình và lập ra nhà Đại Chu.

Khai quật ngôi mộ tướng quân Ngô Tam Quế, chuyên gia kinh ngạc thốt lên: Chúng ta đều bị Kim Dung lừa rồi! - Ảnh 3.

Bức vẽ chân dung Bình Tây vương Ngô Tam Quế. Hình ảnh: Baidu

Theo Baijiahao, trong lăng mộ đội chuyên gia tìm thấy vô vàn đồ tùy táng quý hiếm của ông đặc biệt phải kể đến thanh đao được cho là của vị mãnh tướng Bình Tây vương này.

Sử sách phải viết lại

Khi nhìn thấy chiếc bảo đao trong lăng mộ, đội khảo cổ vô cùng phấn khích và tò mò bởi họ mới chỉ nghe đến trong sử sách chứ chưa được tận mắt nhìn thấy bao giờ. Nhưng ngay khi cầm thanh đao lên, các thành viên đội khảo cổ đã phải thốt lên: "Nhẹ thế nhỉ? Chúng ta đều bị Kim Dung lừa rồi."

Sau khi tiến hành đo trọng lượng thực tế thì mọi người mới tá hỏa vì thanh đao trong truyền thuyết này chỉ nặng 10 kg, khác xa với sự phô trương như sử sách ghi lại.

Vì thế mà đội khảo cổ mới nói vui rằng: "Tiểu thuyết đúng là tiểu thuyết, vẫn thần thoại hóa con người cổ đại", rất nhiều dữ liệu được vẽ nên bởi trí tưởng tượng và sự phóng đại của ngòi bút tác giả.

Khai quật ngôi mộ tướng quân Ngô Tam Quế, chuyên gia kinh ngạc thốt lên: Chúng ta đều bị Kim Dung lừa rồi! - Ảnh 5.

Thanh đao của Ngô Tam Quế hiện đang được trưng bày tại bảo tàng. Hình ảnh: Wikipedia

Một thanh đao nặng 10kg thực sự khác xa 1 thanh đao nặng 25kg. Theo ý kiến ​​của các chuyên gia, có thể có hai lý do. Một là do đơn vị đo trọng lượng ở thời cổ đại không giống với với cách đo của thời hiện đại, cũng giống như việc đo chiều cao của người xưa vậy.

Còn có 1 khả năng khác là suy cho cùng, để tôn lên hình tượng anh hùng hào kiệt trong tiểu thuyết lịch sử cổ đại thì việc cường điệu hóa để làm tăng thêm tính hào hùng cũng không có gì là khó hiểu. Điều này thậm chí còn đặc biệt phổ biến đối với những thể loại dã sử.

Không chỉ có thanh đao của Ngô Tam Quế, tại m khu di tích văn hóa tại Trung Quốc, người ta còn từng khai quật 2 chiếc búa được cho là vũ khí của con trai Nhạc Phi là Nhạc Vân. Theo sử sách ghi lại tổng trọng lượng của 2 chiếc búa cộng lại phải lên đến gần 50kg. Nhưng trọng lượng thực tế thì chỉ hơn một nửa như vậy.

Điều này cho thấy dù Ngô Tam Quế là nhân vật có thật những câu văn miêu tả trong những cuốn tiểu thuyết lừng danh chưa chắc đã đúng.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM