Học trò Hoàng Thùy khẳng định Hương Giang và Đại Sứ Hoàn Mỹ vô tình gây nên định nghĩa sai về "người chuyển giới"?

Bell Shino | 13-12-2020 - 23:54 PM

(Tổ Quốc) - Tiêu Linh (team Hoàng Thùy) bất ngờ đăng tải dòng trạng thái gây chú ý thể hiện quan điểm cá nhân về "người chuyển giới".

Đại Sứ Hoàn Mỹ 2020 là show dành cho mỹ nhân chuyển giới đang có sức hút khủng nhất hiện nay. Đây là mùa thứ 2 được Hoa hậu Hương Giang vô cùng đầu tư từ dàn giám khảo - HLV đến nội dung chương trình.

Sau khi tập 1 lên sóng, một trong những thí sinh gây chú ý chính là Lê Tiêu Linh - thí sinh đã từng đạt top 5 tại Chinh Phục Hoàn Mỹ 2018. Xuất hiện trong tập đầu tiên của Đại Sứ Hoàn Mỹ, Lê Tiêu Linh - thí sinh gây ấn tượng bởi khả năng ngoại ngữ, sự thông minh và màn trả lời ứng xử tốt đã được giám khảo Dược Sĩ Tiến trao tặng lá cờ màu xanh giúp cô trở thành thí sinh đầu tiên của đội Hoàng Thùy.

Học trò Hoàng Thùy khẳng định Hương Giang và Đại Sứ Hoàn Mỹ vô tình gây nên định nghĩa sai về người chuyển giới? - Ảnh 1.

Tiêu Linh là thí sinh trong top 15, thuộc team Hoàng Thùy

Mới đây, Tiêu Linh đã có dòng trạng thái gây chú ý thể hiện quan điểm cá nhân về "Người chuyển giới" do thấy "điều gì đó sai sai" ở Đại Sứ Hoàn MỹTrước hết, cô khẳng định mình không hề có ý đả kích Hương Giang hay chương trình mình đang tham gia. Theo Tiêu Linh, người chuyển giới sẽ bao gồm người đã, chưa và không phẫu thuật chuyển giới, chỉ cần họ tự cảm nhận được bản dạng giới của mình là nữ: "Người chuyển giới nữ thường sẽ thể hiện tính nữ của mình theo quan điểm chung về văn hóa như để tóc dài, thích ăn mặc thật nữ tính, một số sexy, gợi cảm. Tính nữ còn thể hiện ở nét văn hóa Việt đó là đức hi sinh, sự cảm thông, biết lắng nghe, san sẻ. Bởi thế nên, việc bạn là nữ sẽ thể hiện qua một tập hợp nhiều đặc tính, dung hòa, bổ sung cho nhau"

Tuy nhiên, Tiêu Linh cho rằng chính vì sự xinh đẹp, thành công của Hương Giang cũng như 2 chương trình mà nàng Hậu tạo ra đã vô tình gây nên những quan điểm hoàn hảo về người chuyển giới trong mắt xã hội: "Trong lần casting đầu tiên mùa này chị có chia sẻ: 'Em không thể trở lại chỉ với đầu tóc dài' và trong cộng đồng cũng có rất nhiều bình luận kiểu: 'Tiểu Luân phẫu thuật chưa ta?' hay 'Không phẫu thuật thì có mà out sớm'... Chúng ta lại bàn về khái niệm của sự chuyển giới hoàn hảo ư? Như thế nào là hoàn hảo? Là làm ngực, độn mông, phẫu thuật phần dưới, dùng hoóc-môn, gọt cằm, độn thái dương, tiêm tan cơ tay...? Vậy còn buồng trứng thì sao, hay là bộ nhiễm sắc thể XY nằm trong từng tế bào li ti tạo nên từng ngóc ngách trong con người ta, liệu có đổi được không? Chúng ta luôn miệng là kêu gọi để có được cái nhìn bình đẳng từ cộng đồng dị tính nhưng chính trong những cuộc thi nhằm giương cao khẩu hiệu này chúng ta lại vô tình tạo ra một sự phân biệt vô hình giữa những người chuyển giới mà mọi người gọi là hoàn hảo với những người chuyển giới không qua phẫu thuật"

Học trò Hoàng Thùy khẳng định Hương Giang và Đại Sứ Hoàn Mỹ vô tình gây nên định nghĩa sai về người chuyển giới? - Ảnh 2.

Tiêu Linh xuất hiện trong tập 1 Đại Sứ Hoàn Mỹ

Chung quy lại, Tiêu Linh cho rằng nếu Hương Giang đề cao ngoại hình quá nhiều thì sẽ mất đi giá trị thật sự của "người chuyển giới".

Tiêu Linh là thí sinh từng ghi dấu ấn với vị trí top 5 tại Chinh Phục Hoàn Mỹ 2018 cùng tài năng ứng xử nổi bật. Tiêu Linh nổi tiếng với khiếu ăn nói hài hước cùng khả năng ngoại ngữ vượt trội, cô từng thông dịch cho Đỗ Nhật Hà tại phần thi ứng xử chung kết Miss International Queen 2018 và có hẳn một dự án dạy tiếng Anh miễn phí dành cho người chuyển giới.

Học trò Hoàng Thùy khẳng định Hương Giang và Đại Sứ Hoàn Mỹ vô tình gây nên định nghĩa sai về người chuyển giới? - Ảnh 3.

Tiêu Linh là cô gái váy xanh, trong top 5 của Chinh Phục Hoàn Mỹ

Nguyên văn dòng trạng thái của Lê Tiêu Linh:

"Bàn về chị Giang, Đại Sứ Hoàn Mỹ và những khó hiểu.

Đầu tiên xin đính chính tôi không đả kích gì về cả hai, vì cả chị Giang và chương trình đều mang đến những giá trị cho cộng đồng và cho tôi. Tôi chỉ chia sẻ trên quan điểm cá nhân thôi.

Tôi từng vô cùng yêu quý và ngưỡng mộ chị. Chị cho tôi những hiểu biết đầu tiên về bản thân mình, về người chuyển giới. Trước chị và sau này cũng sẽ không hoặc khó có ai có thể thay thế được vị trí nữ hoàng của chị trong cộng đồng và trong tôi. Cộng đồng anti fan có thể ganh tị với chị nhưng cũng không thể phủ nhận sự đóng góp của chị cho cộng đồng chuyển giới nói riêng và LGBT nói chung. Không có chị, những thế hệ người lớn đi trước sẽ không biết đến LGBT là gì. Không có chị, phần lớn các bạn trong cộng đồng vẫn còn loay hoay xem mình là ai, có nên come out, có nên lộ diện chính mình với xã hội. Không có chị, không có Chinh Phục Hoàn Mỹ, không có những cơn sóng LGBT như Người Ấy Là Ai, Just Love sẽ không có một thế hệ chuyển giới rầm rộ ngay sau chương trình đó. Chị là cô gái chuyển giới đầu tiên dám tham gia vào một showbiz có tiền lệ né tránh người chuyển giới, chị là người đầu tiên xuất hiện vô tư, tích cực, nhiều thiện cảm trên sóng truyền hình. Chị là một con người vô cùng mạnh mẽ, thông minh, quyết đoán.

Tuy nhiên, gần đây khi Chinh Phục Hoàn Mỹ ngày càng thành công, vì sự nỗ lực không mệt mỏi của chị và ê-kíp, tôi càng thương chị nhưng càng thấy có gì sai sai.

Một người chuyển giới theo định nghĩa của khoa học, của thế giới là một người tự cảm nhận được bản dạng giới của mình là nữ, bất kể có can thiệp phẫu thuật hay không, họ đã mặc định là người chuyển giới. Cho nên xin nhấn mạnh người chuyển giới bao gồm người đã, chưa và không phẫu thuật chuyển giới. Người chuyển giới nữ thường sẽ thể hiện tính nữ của mình theo quan điểm chung về văn hóa như để tóc dài, thích ăn mặc thật nữ tính, một số sexy, gợi cảm. Tính nữ còn thể hiện ở nét văn hóa Việt đó là đức hi sinh, sự cảm thông, biết lắng nghe, san sẻ. Bởi thế nên, việc bạn là nữ sẽ thể hiện qua một tập hợp nhiều đặc tính, dung hòa, bổ sung cho nhau. Nhưng có lẽ vì bản thân chị Giang là một người quá đẹp, quá thành công, cộng thêm hai chương trình mà chị đã tạo ra theo quan điểm của chị về người chuyển giới là Chinh Phục Hoàn Mỹ và Đại Sứ Hoàn Mỹ đã vô tình gây nên những quan điểm hoàn hảo về người chuyển giới trong mắt xã hội.

Trong lần casting đầu tiên mùa này chị có chia sẻ "Em không thể trở lại chỉ với đầu tóc dài" và trong cộng đồng cũng có rất nhiều bình luận kiểu "Tiểu Luân phẫu thuật chưa ta?" hay "Không phẫu thuật thì có mà out sớm"... Chúng ta lại bàn về khái niệm của sự chuyển giới hoàn hảo ư? Như thế nào là hoàn hảo? Là làm ngực, độn mông, phẫu thuật phần dưới, dùng hoóc-môn, gọt cằm, độn thái dương, tiêm tan cơ tay...? Vậy còn buồng trứng thì sao, hay là bộ nhiễm sắc thể XY nằm trong từng tế bào li ti tạo nên từng ngóc ngách trong con người ta, liệu có đổi được không?

Chúng ta luôn miệng là kêu gọi để có được cái nhìn bình đẳng từ cộng cồng dị tính nhưng chính trong những cuộc thi nhằm giương cao khẩu hiệu này chúng ta lại vô tình tạo ra một sự phân biệt vô hình giữa những người chuyển giới mà mọi người gọi là hoàn hảo với những người chuyển giới không qua phẫu thuật.

Mọi người nói về "hoàn mỹ" ư, liệu có tồn tại điều đó không?

Năm đầu tiên khi tham gia mùa 1, tôi còn nhớ đã bàng hoàng ra sao khi thí sinh khác kêu gọi tẩy chay mình vì cho rằng mình là bóng kín, không có tư cách thi.

Trích lại một bình luận của một ai đó là: Đẹp sẽ mãi không thể là một quy chuẩn quy định bởi ai hay nhóm người nào, sen hay hồng hay lan rừng hay bụt mới là đẹp. Nếu tất cả loài hoa đều vì để thành đẹp nên hóa thành hoa hồng thì cuộc sống còn đẹp không.

Thế giới đẹp bởi sự muôn màu muôn vẻ của nó, người chuyển giới cũng vậy, thử tưởng tượng tới một ngày nhờ tiến bộ của ngành phẫu thuật thẩm mỹ mà tất cả người chuyển giới đều trông y hệt phụ nữ thuần chủng thì đâu mới còn là vẻ đẹp chuyển giới!

Trong khi thế giới đang hướng tới những giá trị sâu sắc hơn, chúng ta vẫn còn đang ám ảnh bởi sự thiếu hoàn hảo của mình, nhưng sự không hoàn hảo đôi khi có giá trị của nó".

Ảnh: BTC, Internet

Học trò Hoàng Thùy khẳng định Hương Giang và Đại Sứ Hoàn Mỹ vô tình gây nên định nghĩa sai về người chuyển giới? - Ảnh 5.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM