Hổ mang chúa tử chiến với Mamba đen cực độc: Kẻ sở hữu "nụ hôn thần chết" có thắng không?

Hoa Hướng Dương | 18-05-2020 - 20:10 PM

(Tổ Quốc) - Cả hai đều là loài rắn có nọc độc mạnh và nguy hiểm nhất trong môi trường sống của mình, vậy kẻ nào sẽ chiến thắng trong trận đối đầu kịch tính này?

Rắn hổ mang chúa (danh pháp hai phần: Ophiophagus hannah) nổi tiếng là loài rắn thích ăn thịt các loại rắn khác, chúng là "hung thần" mà những loài rắn (kể cả rắn độc) trong môi trường chúng phải khiếp sợ.

Thế nhưng liệu đối đầu với một con rắn Mamba đen - loài rắn độc nguy hiểm và đáng sợ nhất ở châu Phi. Mặc dù không thuộc top những loài rắn độc nhất thế giới nhưng Mamba đen (cùng với rắn Taipan (Oxyuranus scutellatus)) được đánh giá là 2 loài rắn nguy hiểm nhất thế giới.

Khi bị hai loài rắn này cắn, nạn nhân phải được chữa trị nhanh với chất kháng nọc, nếu không sẽ dẫn đến tử vong chỉ trong vòng vài chục phút. Tuy nhiên trong tự nhiên thì hổ mang chúa và rắn Mamba đen lại có môi trường sống khác nhau nên khó có thể đụng độ với nhau.

Nếu như rắn hổ mang chúa chủ yếu được tìm thấy ở các nước của châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia... thì rắn độc Mamba đen lại thường sống ở châu Phi. Cả hai đều là loài rắn độc có chiều dài dài nhất trong môi trường sống của mình.

Một đặc điểm giống nhau giữa chúng là cả hai đều có tốc độ di chuyển rất nhanh, rắn hổ mang chúa còn được gọi với tên khác là rắn hổ mây vì tốc độ của mình. Trong khi đó rắn Mamba đen chính là một trong những loài rắn di chuyển nhanh nhất thế giới (tốc độ 11 km/h).

Vậy liệu khi đối đầu với nhau thì loài rắn nào sẽ giành chiến thắng cuối cùng?

Đầu tiên chúng ta cần hiểu lý do rắn hổ mang chúa có thể giết chết và ăn thịt các loại rắn độc khác. Đó chính là khả năng miễn nhiễm với nọc độc của con mồi nên dù có bị con mồi của mình cắn thì hổ mang vẫn chẳng hề hấn gì.

Xem video:

Hổ mang chúa đối đầu rắn Mamba đen

Những loài rắn độc khét tiếng như hổ mang bành (Tên khoa học là Naja naja) và rắn cạp nia (Tên khoa học Bungarus caeruleus) hay cạp nong, rắn hổ mang phun nọc cũng từng là nạn nhân của rắn hổ mang chúa.

Mặc dù không phải loài rắn độc thuộc top đầu thế giới nhưng rắn hổ mang lại là rắn độc nguy hiểm bậc nhất thế giới vì lượng nọc mỗi lần cắn nhiều hơn bất cứ loài rắn nào khác.

Hổ mang chúa tử chiến với Mamba đen cực độc: Kẻ sở hữu nụ hôn thần chết có thắng không? - Ảnh 2.

Độc như rắn cạp nong (Tên khoa học là Bungarus fasciatus) cũng bị hổ mang chúa hạ gục. Ảnh: Wild India

Chỉ với lượng nọc tiết ra trong một lần cắn của hổ mang chúa cũng đủ để giết chết 20 đến 30 người lớn khỏe mạnh và thậm chí hạ gục 1 con voi trưởng thành.

Ngoài ra hổ mang chúa còn là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa có thể lên đến 7m và trọng lượng cơ thể là 13 kg, chúng đủ sức để có thể hạ những con mồi lớn như trăn gấm chỉ bằng việc quấn siết.

Độc tố của rắn Mamba đen

Trong khi đó đối thủ của nó là rắn Mamba đen có chiều dài chỉ xếp sau hổ mang chúa (từ 2 m đến 3 m, tối đa từ 4,3–4,5 m), chúng được xem là loài rắn nguy hiểm nhất tại châu Phi với vết cắn được mệnh danh là "nụ hôn thần chết".

Liều lượng mỗi lần cắn bình quân rơi vào khoảng 100–120 mg và liều tối đa được ghi nhận là 400 mg (trước khi người ta sản xuất ra huyết thanh kháng độc thì tỷ lệ người chết khi bị Mamba đen cắn là 100 % chỉ sau 7 đến 15 giờ).

Hổ mang chúa tử chiến với Mamba đen cực độc: Kẻ sở hữu nụ hôn thần chết có thắng không? - Ảnh 3.

Mamba đen cũng có khả năng phùng mang để hù dọa kẻ thù. Ảnh: Live Science

Khi bị cắn nạn nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng thần kinh như đau đầu và trong miệng xuất hiện mùi vị kim loại, dị cảm, đổ mồ hôi nhiều và chảy nước bọt, sụp mí mắt, tê liệt hành tủy... Và cuối cùng là chết do ngạt thở, trụy tim mạch hoặc suy hô hấp.

Mặc dù có nọc độc nguy hiểm chẳng kém gì rắn hổ mang chúa nhưng Mamba đen lại là loài rắn khá nhút nhát và không ăn thịt các loài rắn khác, chúng chỉ ăn các loài thằn lằn, đa man đá, khỉ đêm nhỏ và dơi...

Chính vì thế khi đối đầu rắn hổ mang thì Mamba đen có phần lép vế hơn, không chỉ trọng lượng và chiều dài kém hơn mà cả khả năng miễn nhiễm độc tố cũng không thể sánh được với rắn hổ mang chúa.

Rắn hổ mang chúa hoàn toàn có thể miễn dịch được nọc độc của Mamba đen. Thật vậy, trên kênh Youtube/Dingo Dinkelman, người ta thậm chí còn cho một con rắn hổ mang chúa ăn thịt một con rắn Mamba đen. 

Ngoài ra thì kinh nghiệm chiến đấu với các loài rắn độc của hổ mang chúa cũng đa dạng và phong phú hơn, từ đó giúp nó có những kỹ năng hiệu quả hơn để hạ gục đối phương. Do đó khi đối đầu với nhau thì hổ mang sẽ là kẻ chiến thắng cuối cùng.

Hổ mang chúa tử chiến với Mamba đen cực độc: Kẻ sở hữu nụ hôn thần chết có thắng không? - Ảnh 5.

Một con rắn hổ mang phun nọc Mozambique đã hạ gục và ăn thịt rắn Mamba đen. Ảnh: Earthtouchnews

Thực tế thì ngay cả rắn hổ mang phun nọc Mozambique (Tên khoa học Naja mossambica) cũng có thể hạ và ăn thịt một con rắn Mamba đen một cách dễ dàng. Chưa một loài rắn nào có thể chiến thắng được hổ mang chúa và Mamba đen cũng không phải là ngoại lệ.

Nguồn: Maiores do Mundo, earthtouchnews, theconversation, animalscomparison


CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM