Mạng xã hội Nhật Bản có một cụm từ gọi là Shachiku, hiểu đơn giản chỉ là những người được công ty nuôi, phụ thuộc vào công ty, còn nói theo kiểu trào phúng thì là "vật nuôi của công ty".
Sở dĩ có cụm từ này đó là bởi tầng lớp nhân viên văn phòng cấp dưới ở Nhật luôn sống trong trạng thái rất căng thẳng, chi phí sinh hoạt ở thành phố lại rất cao, dù là thanh niên hay trung niên, họ đều bị nhịp sống hối hả nơi phố thị Nhật Bản thúc tới nỗi không có cả thời gian để thở.
Cũng vì cuộc sống ngoài xã hội quá áp lực nên nhiều người có tiền một chút đã lựa chọn cách "ăn bám", "nhóm ăn bám" là một nhóm người rất thường thấy trong xã hội Nhật Bản, giống như trường hợp một ông lão 70 tuổi tới tận bây giờ vẫn sống kiểu "ăn bám", sống dựa vào di sản mà ba mẹ để lại.
Nhưng còn những người không thể sống kiểu "ăn bám" như vậy thì sao? Họ sẽ đợi tới ngày được nghỉ hưu, nhưng, vì dân số ở Nhật Bản bị già hóa nghiêm trọng, nên độ tuổi nghỉ hưu ở Nhật Bản đã được sửa từ 60 tuổi lên 70 tuổi vào 2 năm trước.
Rất nhiều người vất vả nỗ lực cả đời, giấc mơ lớn nhất đó là sau khi nghỉ hưu, có thể quay về với quê nhà, có một ngôi nhà nhỏ, một mảnh ruộng nhỏ, trước cửa trồng ít rau ít hoa, nuôi vài con chó con mèo, sống xa khỏi cuộc sống đô thị.
Một cặp vợ chồng thuộc thế hệ 8X của quốc gia này đã quyết định không đợi tới cái ngày được nghỉ hưu ấy, họ quyết định sống cuộc sống thôn điền ngay từ bây giờ.
Gia đình của Toshimori Yuko quyết định về nông thôn sống ngay khi còn rất trẻ
Người vợ có tên Toshimori Yuko, cô ghi lại cuộc sống hàng ngày của mình và chia sẻ lên Instagram, và thu hút được hàng trăm ngàn lượt theo dõi.
Họ quay về cuộc sống nông thôn, xung quanh là đồi núi và cây cối tươi tốt, phóng mắt xa ra, tất cả đều là một màu xanh tươi, hơi thở của thiên nhiên tràn về mọi lúc mọi nơi.
Không khí ở nơi họ ở rất trong lành, trời xanh mây trắng, đồng lúa và cỏ cây…
Một con đường ngoằn ngoèo nối liền với thế giới bên ngoài, phương tiện di chuyển của họ là xe đạp nên mọi thứ dường như chậm lại, không cần phải vội vã chen chúc lên tàu điện ngầm đi làm mỗi sáng sớm.
Không khí ở nơi họ ở rất trong lành, trời xanh mây trắng, đồng lúa và cỏ cây
Bên ngoài ngôi nhà tuy rất đơn giản, phóng khoáng nhưng bên trong được thiết kế vô cùng khéo léo, sử dụng nhiều chất liệu gỗ, từ cửa ra vào, sàn nhà, bàn làm việc, giá sách tới tủ đựng quần áo… mang đến cảm giác thoải mái sinh thái nguyên bản khi bước vào trong.
Đồ nội thất bên trong nhà chủ yếu làm bằng gỗ
Dù ở quê có thể không mua được thịt nhiều cá to, nhưng rau ăn do chính tay bạn trồng, vừa lành, vừa ngon và quan trọng hơn là được ăn cùng gia đình là niềm hạnh phúc lớn nhất.
Những bữa cơm "nhà làm" đơn giản nhưng ấm áp
Trước đây khi còn ở thành phố, ngày nào người bố cũng bận rộn với công việc, đi sớm về muộn, cuối tuần làm thêm giờ, gia đình có quá ít cơ hội quây quần, giờ có bố ở bên, các con họ cũng cười rất nhiều.
Ở đây, bản tính của trẻ nhỏ cũng được phát huy hết, chúng thích chơi đùa, thích quậy phá, yêu thiên nhiên, ngay cả khi không có điện thoại di động và Internet, chúng vẫn có thể tìm thấy niềm hạnh phúc bất tận.
Tự tay các con tham gia vào công việc đồng áng như một hình thức giúp đỡ cha mẹ.
Khi có gió, lũ trẻ vui vẻ chạy trên đường cầm chiếc "diều nhỏ" do bố làm.
Ngay cả khi không có điện thoại di động và Internet, con cái Toshimori Yuko vẫn có thể tìm thấy niềm hạnh phúc bất tận.
Ban đầu khi mới chuyển đến đây, gia đình Toshimori Yuko có chút không quen, nhưng bây giờ họ lại không muốn quay trở lại thành phố nữa.
Bởi lẽ những ngày tháng ở đây quả thực rất tươi đẹp, tiết tấu cuộc sống chậm lại, không lo âu, dậy sớm ngủ sớm, ngắm mặt trời lên rồi lại lặn, đây chính là thiên đường mà họ luôn khao khát.
Hình ảnh căn nhà khi mùa đông đến
Đặc biệt là khi trông thấy nụ cười của con cái, Toshimori Yuko cảm thấy quyết định chuyển về đây là vô cùng đúng đắn, cô hi vọng các con của mình có một tuổi thơ vui vẻ và đúng nghĩa, chứ không phải chìm đắm trong đống bài tập làm mãi không hết hay những chiếc ipad và điện thoại di động.
Các con của Toshimori Yuko có một tuổi thơ vui vẻ và đúng nghĩa
Những gia đình chuyển về quê sinh sống như gia đình của Toshimori Yuko ở Nhật Bản có rất nhiều, cặp vợ chồng anh Mimura cũng có quyết định tương tự như vậy.
Vợ chồng Mimura là bạn học, sau khi tốt nghiệp, hai người họ kết hôn, hơn nữa cả hai đều là những sinh viên xuất sắc, đều làm việc cho những tập đoàn lớn, một người làm trong ngành IT, một người thiết kế sân vườn.
Gia đình Mimura cũng lựa chọn về nông thôn sống khi còn rất trẻ
Dù cả hai đều có thu nhập không tồi, nhưng suy cho cùng vẫn là người làm công ăn lương, vì muốn tiết kiệm tiền mua nhà, họ mỗi ngày đều bận rộn tới mức không có thời gian ăn với nhau một bữa đàng hoàng.
Ngay cả ngày con gái ra đời, Mimura vẫn phải tới công ty tăng ca, cuộc sống như vậy khiến họ cảm thấy vô cùng áp lực và mệt mỏi.
Sau này, người vợ quyết định khuyên Mimura nghỉ việc, quay về quê sống, không sống ở nơi phố thị không ngày không đêm như này nữa.
Ở quê, hai người học cách làm ruộng, diệt côn trùng, cắt cỏ, trồng rau, tự cung tự cấp, vô cùng thoải mái và vui vẻ.
Ở quê, hai người học cách làm ruộng, diệt côn trùng, cắt cỏ, trồng rau, tự cung tự cấp, vô cùng thoải mái và vui vẻ
Dù ở đây phải làm việc lao động thể lực nhiều, nhưng so với cuộc sống áp lực và lo âu ở thành phố, Mimura chia sẻ rằng đây chính là thiên đường, cảm giác tận tay thu hoạch rau quả mình trồng, kiểu thành tựu này còn lớn hơn bất cứ thành tựu nào trong công việc của anh trước đây.
Con gái ở đây nhiều, tính cách trở nên cởi mở hơn rất nhiều, vì ngày trước thường không được thấy ba, nên hiện tại mỗi ngày đều chơi với ba, cô bé trở nên vui vẻ hơn rất nhiều.
Cuối tuần, cả nhà cùng nhau đi leo núi, đi ra ruộng hái rau về nhà làm một bữa cơm thật ngon, quây quần bên nhau, đây cũng là điều mà hai vợ chồng Mimura luôn mơ ước.
Cuối tuần, cả nhà cùng nhau đi leo núi, đi ra ruộng hái rau về nhà làm một bữa cơm thật ngon
Lúc còn nhỏ, chúng ta luôn ước mau mau chóng chóng trưởng thành, khi lớn lên rồi mới phát hiện ra lúc còn nhỏ hạnh phúc biết bao.
Khi còn nhỏ, chúng ta luôn khát khao tới nơi phố thị với ánh sáng đèn không bao giờ tắt, nhưng ở thành phố lâu rồi mới nhận ra, cuộc sống nông thôn điền dã vui vẻ tới nhường nào.
Sống ở đời, không phải vì muốn có thật nhiều vinh hoa phú quý, mà là sống càng vui vẻ càng tốt, thay vì mù quáng theo đuổi cuộc sống vật chất nơi thành thị, đôi khi có một khoảng sân nhỏ cho riêng mình và sống chậm rãi phần đời còn lại, đó mới chính là "hưởng thụ cuộc sống".