Hơn 1.000 năm trước, vùng đất Thượng Hải ngày nay đã là một trung tâm kinh tế quan trọng cho hoạt động thương mại xuất khẩu nước ngoài của Trung Quốc. Thị trấn Bạch Hạc ở khu vực Thượng Hải, trước đây được gọi là "Thanh Long trấn" vốn là một thương cảng rất quan trọng trong thời nhà Đường và nhà Tống.
Sau này do dòng chảy các con sông dần bị chuyển hướng và vị trí của chúng thay đổi, nơi đây mất chức năng như một pháo đài kinh tế. Tuy nhiên, những dấu vết của một thời kỳ hoàng kim vẫn còn sót lại tại đây.
Vào những năm đầu thế kỷ 21, có một "âm thanh lạ" phát ra từ giếng cổ ở Thượng Hải, đoàn khảo cổ đã đào suốt 6 năm và vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra một cung điện dưới lòng đất.
Năm 2009, Thượng Hải đặc biệt cử một nhóm chuyên gia khảo cổ tiến hành kiểm tra trọng điểm Thanh Long trấn. Trong quá trình thăm dò, người ta đã phát hiện ra khu vực phía tây nam của một chiếc giếng sâu bị bỏ hoang và lấp đầy đất đá có điểm bất thường.
Công trình trong giai đoạn khai quật. Hình ảnh: 163
Theo các nhà khảo cổ, những giếng cổ như thế này thường được xây dựng dành riêng cho các ngôi đền, chùa.
Nhóm khảo cổ nhanh chóng bắt tay vào dọn dẹp ở đây. Từ các tư liệu lịch sử và cấu trúc đất đá tại đây, các chuyên gia nhận định rất có thể nó đã được xây dựng vào thời nhà Tống. Số thợ thủ công bắt tay vào hoàn thiện công trình này cũng không hề nhỏ. Độ sâu của giếng cổ lên tới 5 mét.
Điều bất ngờ là khi các chuyên gia đang tiến hành vệ sinh giếng cổ thì bên dưới phát hiện ra âm thanh bí ẩn. Tiếng động lạ phát ra từ bên trong giếng cổ giống như có người gõ dưới đất. Không lâu sau, khi các chuyên gia đang vệ sinh các chi tiết trong giếng thì một cột nước bất ngờ xuất hiện.
Phát hiện này khiến đoàn khảo cổ ngây ngẩn cả người. Vì vậy họ đã khẩn trương triển khai một số lượng lớn nhân lực đến cứu hộ và khai quật tại đây. Sau 6 năm, cuối cùng họ cũng tìm thấy tàn tích của Long Bình Tự dưới lòng đất. Đồng thời các chuyên gia cũng phát hiện ra một quần thể 'cung điện ngầm' với thiết kế vô cùng đồ sộ.
Có thông tin cho rằng, kiến trúc của ngôi chùa này được thiết kế bằng gạch xây hình bát giác và ở giữa có một phiến đá hình thang. Thậm chí phiến đá này lớn đến mức có thể để 3 đến 5 người đi qua cùng một lúc.
Chiếc bình được cất giấu ở nơi sâu nhất. Ảnh: 163
Điều ngạc nhiên hơn nữa là nhóm khảo cổ tìm thấy nhiều đồng tiền cổ bên trong sảnh chính của cung điện dưới lòng đất, số lượng lên tới hơn 10.000.
Ngoài ra, ở đây người ta còn tìm thấy một kho tàng thư có kiến trúc bốn tầng. Nơi này cất giữ một chiếc lọ bằng đồng ở nơi sâu nhất. Sau khi mở nắp lọ, các nhà khảo cổ đã phát hiện bên trong có bốn viên ngọc thiêng. Theo dự đoán đây là viên xá lợi Phật vì các thông tin hoàn toàn phù hợp với “xá lợi trong tháp” được đề cập trong kinh Phật.
Ngoài báu vật của Phật đó, vô số tiền đồng, đồ sứ, vàng bạc, ngọc bích cũng được khai quật ở di tích Long Bình Tự. Điều đáng nói là sau hàng nghìn năm chúng không những được bảo quản tốt mà còn không có dấu hiệu bị đánh cắp. Phải nói đây là một kỳ tích trong lịch sử khảo cổ học.