Giải đáp câu hỏi về hệ sinh thái tại đập thuỷ điện lớn nhất thế giới

PHAN | 22-06-2022 - 20:45 PM

(Tổ Quốc) - Một câu hỏi về vấn đề hệ sinh thái trong đập Tam Hiệp được rất nhiều người quan tâm, đó là cá sẽ sống như thế nào?

Đập thủy điện Tam Hiệp là công trình khổng lồ nằm chặn ngang sông Trường Giang (sông dài thứ ba trên thế giới) tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương (Hồ Bắc, Trung Quốc). Công trình được khởi công xây dựng vào năm 1994. Đập Tam Hiệp hiện là đập thủy điện lớn nhất thế giới.

Đập Tam Hiệp cao như "cổng trời", vậy làm sao cá có thể bơi qua? Chuyên gia đưa ra giải pháp kỳ công cứu lấy cả hệ sinh thái! - Ảnh 1.

Đập Tam Hiệp cao như "cổng trời", vậy làm sao cá có thể bơi qua? Chuyên gia đưa ra giải pháp kỳ công cứu lấy cả hệ sinh thái! - Ảnh 2.

Giống như nhiều đập nước khác, đập thủy điện Tam Hiệp cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong và ngoài Trung Quốc. Các đề xuất xây dựng dựa vào các lợi ích kinh tế từ việc kiểm soát ngập lụt và năng lượng từ thủy điện. Các ý kiến phản đối chủ yếu là do lo ngại về tương lai của 1,9 triệu người sống ở khu vực xung quanh sẽ phải di chuyển chỗ ở do mực nước tăng lên, sự mất đi của nhiều địa điểm có giá trị khảo cổ học và văn hóa, cũng như các tác động đến môi trường.

Theo đó, một câu hỏi về vấn đề hệ sinh thái trong đập Tam Hiệp được rất nhiều người quan tâm, đó là cá sẽ sống như thế nào?

Vì chắn ngang sông Trường Giang, đập Tam Hiệp gây ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài cá sống ở đây. Đáng chú ý nhất là loài cá tầm trắng và cá tầm long.

Đập Tam Hiệp cao như "cổng trời", vậy làm sao cá có thể bơi qua? Chuyên gia đưa ra giải pháp kỳ công cứu lấy cả hệ sinh thái! - Ảnh 3.

Cá tầm trắng.

Đập Tam Hiệp cao như "cổng trời", vậy làm sao cá có thể bơi qua? Chuyên gia đưa ra giải pháp kỳ công cứu lấy cả hệ sinh thái! - Ảnh 4.

Cá tầm long.

Được biết, cá tầm trắng là loài cá nước ngọt lớn nhất Trung Quốc được bảo vệ cấp 1 quốc gia. Người dân còn gọi là "cá tượng" vì kích thước khổng lồ.

Ngày 23/12/2019, loài cá tầm trắng ghi nhận bị tuyệt chủng vĩnh viễn, sau đó chính quyền đã ban lệnh cấm đánh bắt cá ở sông Trường Giang kéo dài 10 năm. Mặc dù sự tuyệt chủng của cá tầm trắng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng đập Tam Hiệp chắc chắn không thể tránh khỏi trách nhiệm.

Đập Tam Hiệp chặn đứng toàn bộ vùng nước, chỉ để lại một số cửa xả nước. Đối với những loài cá có tập tính di cư và sinh sản, đập Tam Hiệp là "cửa ải" khó như lên trời.

Tổng chiều cao của đập Tam Hiệp là 1.983 mét. Vậy thì làm sao cá trong đập có thể vượt qua "cổng trời" này để bơi qua phía bên kia?

Trước hết phải loại trừ trường hợp đập mở cửa xả lũ. Bởi lực nước khi xả lũ vô cùng lớn, nếu cá thoát ra từ cửa xả lũ thì khả năng sống sót rất thấp.

Đập Tam Hiệp cao như "cổng trời", vậy làm sao cá có thể bơi qua? Chuyên gia đưa ra giải pháp kỳ công cứu lấy cả hệ sinh thái! - Ảnh 6.

Đập Tam Hiệp cao như "cổng trời", vậy làm sao cá có thể bơi qua? Chuyên gia đưa ra giải pháp kỳ công cứu lấy cả hệ sinh thái! - Ảnh 7.

Các kỹ sư và chuyên gia xây dựng đập Tam Hiệp đã suy xét đến trường hợp này. Vì vậy khi bắt đầu xây dựng đập, các "thang cuốn" và "thang máy lên xuống" đã được thiết kế dành cho cá sống trong đập. "Thang cuốn" này đương nhiên khác với các thang cuốn mà chúng ta thường sử dụng. Thực chất, nó chính là một kênh dẫn nước dạng bậc thang có thể băng qua đập.

Chỉ cần cá trong đập Tam Hiệp bơi qua kênh này là có thể đến bờ bên kia của đập. Kỹ sư thiết kế thậm chí còn suy xét đến trường hợp cá bị đuối sức trong quá trình bơi qua đập. Theo đó, họ đã thiết kế một hồ nước nhỏ ở giữa kênh để chúng nghỉ ngơi.

Đập Tam Hiệp cao như "cổng trời", vậy làm sao cá có thể bơi qua? Chuyên gia đưa ra giải pháp kỳ công cứu lấy cả hệ sinh thái! - Ảnh 8.

Ngoài ra, thiết kế của "thang máy lên xuống" cũng rất hay ho, sử dụng một bộ phận giống thang máy thực thụ có nguyên tắc hoạt động lên và xuống để thả cá qua đập. Tuy nhiên, thiết kế này ít hữu dụng hơn vì máy chỉ vận chuyển những con cá bơi vào lồng chứa.

Trên đập có một hồ cá nhân tạo. Cá trong hồ có thể bơi đến đầu và cuối đập một cách thuận lợi dưới tác động của lực đẩy máy lắp đặt dưới nước, tránh tình trạng bơi quá mệt rồi chết hàng loạt. Thiết kế này giải quyết vấn đề di cư của cá sống trong đập Tam Hiệp.

Trong quá trình xây dựng nhiều công trình lớn, con người không thể tránh khỏi tình trạng làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Tuy nhiên, tác động này không phải là không thể khắc phục. Nó đòi hỏi con người phải dành nhiều thời gian và công sức hơn nữa để nghiên cứu các giải pháp nhằm đạt được mục đích chung sống hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.

(Nguồn: Sohu)

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Ngoại hạng Anh 2024/25 trọn vẹn duy nhất trên K+: Kịch bản ngày càng khó đoán giữa các “ông lớn” và những nhân tố bất ngờ

Sau 3 vòng Ngoại hạng Anh 2024/25 đầy kịch tính và trọn vẹn trên K+, những "thế lực cũ" là Man City, Liverpool, và Arsenal vẫn thống trị với các chiến thắng thuyết phục. Nhưng những ấn tượng mang tên Brighton, Tottenham, Manchester United, và Chelsea... cũng đang len lỏi vươn lên và sẵn sàng tạo ra những cơn "địa chấn".