Ghi lại được cảnh 'rắn' plasma 'trườn' trên bề mặt Mặt Trời với tốc độ 612.000 km/h

Anh Việt | 16-11-2022 - 19:57 PM

(Tổ Quốc) - Một đoạn video cho thấy 'con rắn' đang di chuyển với tốc độ chóng mặt trên bề mặt của Mặt trời, bắt đầu từ gần một điểm sáng ở phía dưới bên phải của ngôi sao.

Theo trang CNET, đây là những hình ảnh được ghi lại bởi Extreme Ultraviolet Imager - thiết bị chụp ảnh cực tím của tàu vũ trụ Solar Orbiter của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Trong video time-lapse của tàu Solar Obrbiter, 'con rắn' mất khoảng 3 tiếng để 'trườn' trên bề mặt Mặt trời với tốc độ chóng mặt, lên tới 170km/s, hay khoảng  612.000 km/h.

Video ghi lại cảnh 'con rắn' khổng lồ di chuyển rất nhanh trên bề mặt Mặt Trời. Nguồn: ESA

Do nhiệt độ cực cao, tất cả khí trong bầu khí quyển của Mặt trời tồn tại trong dạng plasma – một trạng thái vật chất quá nóng. Con rắn ở đây thực chất được tạo ra bởi sự tương tác qua lại giữa plasma với từ trường vô hình của Mặt trời.

"Plasma trong con rắn đang đi theo một sợi từ trường đặc biệt dài, di chuyển từ phía này sang phía khác của Mặt trời. Điều khiến con rắn trở nên hấp dẫn là nó xuất phát một khu vực hoạt động rất mặt trên bề mặt Mặt Trời. Chính khu vực này sau đó phun trào, giải phóng hàng tỷ tấn plasma vào không gian".

Ghi lại được cảnh 'rắn' plasma trườn trên bề mặt Mặt trời với tốc độ 612.000 km/h - Ảnh 2.

Con rắn được tạo ra bởi sự tương tác qua lại giữa plasma với từ trường vô hình của Mặt trời.

Được phóng lên không gian vào đầu năm 2020, tàu vũ trụ Solar Orbiter được một sứ mệnh khám phá Mặt trời được ESA hợp tác với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). Nhiệm vụ chính của Solar Orbiter là nghiên cứu các vùng cực bí ẩn của Mặt troiwif và ghi lại những hình ảnh chưa từng có về ngôi sao gần nhất của chúng ta, chẳng hạn như hình ảnh đáng kinh ngạc về đĩa và vành nhật hoa của nó.

Dữ liệu được thu thập về con rắn và vụ phun trào bởi Solar Orbiter trời và tàu thăm dò Parker Solar Probe của NASA sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về hoạt động của Mặt trời và cách ngôi sao này tạo ra hiện tượng thời tiết không gian, vốn có thể tác động đến các hệ thống liên lạc và định vị trên Trái đất.

Trước đó, đài quan sát Mặt trời của NASA cũng đã ghi lại một hình ảnh kỳ lạ, khi Mặt trời trông như đang cười vào tháng 10/2022. Cụ thể, trên Mặt trời xuất hiện các điểm đen có kích thước khổng lồ, khiến người xem hình ảnh có cảm giác đây là phần mắt và miệng của Mặt trời.

Ghi lại được cảnh 'rắn' plasma trườn trên bề mặt Mặt trời với tốc độ 612.000 km/h - Ảnh 3.

Hình ảnh Mặt trời như 'đang cười'

Thực tế, những vùng tối này được gọi là lỗ vành nhật hoa, xuất hiện dưới dạng những mảng đen khi Mặt trời được chụp bằng công nghệ hình ảnh tia cực tím hoặc tia X.

Theo các nhà khoa học, các lỗ vành nhật hoa không nóng và không dày đặc như vùng xung quanh, vì thế chúng có màu sắc tối hơn. Bản thân các vùng tối này có thể xuất hiện trên bề mặt Mặt trời bất kỳ lúc nào.

Bên cạnh đó, cấu trúc từ trường của Mặt trời cũng tạo nên các lỗ vành nhật hoa để giải phóng những luồng gió Mặt trời, hay các hạt tích điện, di chuyển với tốc độ hơn 1,6 triệu kilomet mỗi giờ ra khắp Thái dương hệ.

Tham khảo CNET/Space

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM