Gặp gỡ những người thầm lặng, đứng phía sau thành công của một giải bóng rổ

Quỳnh Trang | 01-09-2022 - 09:00 AM

(Tổ Quốc) - Đó là đội hậu cần - những người lo từ A-Z trong và ngoài sân đấu, để các cầu thủ và khán giả có những trải nghiệm tốt nhất.

Giải bóng rổ VBA 2022 (giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam) đang đi tới những chặng đường cuối cùng, mỗi trận thi đấu diễn ra gay cấn và kịch tính hơn bao giờ hết.

Để có được một sân thi đấu chuyên nghiệp và quy mô lớn, ban tổ chức đã phải rất nỗ lực, đặc biệt là những người đến từ vị trí hậu cần. Họ quán xuyết tất cả từ trong ra ngoài, từ khâu cắt đặt tổ chức đến thu dọn sau mỗi trận đấu, để đảm bảo làm sao cho cả cầu thủ lẫn khán giả đến sân đều có những trải nghiệm tốt nhất.

Mệt nhưng vui

Nếu đã từng đi xem trực tiếp 1 trận đấu bóng rổ, chắc hẳn bạn sẽ quen với hình ảnh một đội rất đông các bạn trẻ tất bật soát vé cũng như chăm sóc khán giả trước khi vào theo dõi trận đấu. Đó là người làm công tác hậu cần!

Gặp gỡ những người thầm lặng, đứng phía sau thành công của một giải bóng rổ - Ảnh 1.

Gặp gỡ những người thầm lặng, đứng phía sau thành công của một giải bóng rổ - Ảnh 2.

Đội ngũ hậu cần tất bật soát vé cho khán giả vào theo dõi trận thi đấu bóng rổ

Người thì đón khán giả, người dẫn khán giả vào chỗ ngồi, lại có người lo việc chuẩn bị đồ ăn nước uống, tất cả đều hoạt động một cách sôi nổi, liên tục, không biết mệt mỏi.

Đảm trách công việc hậu cần đòi hỏi phải bỏ nhiều thời gian cũng như sức lực, Minh Thông (ban hậu cần đội Cantho Catfish) cho biết: “Mình chỉ lo ngại về vấn đề sức khỏe thôi vì đối với đội ngũ hậu cần phải luân phiên tay chân, chạy tới chạy lui nhiều.

Tuy nhiên, đây là một vị trí mình đã khá quen thuộc bởi mình từng làm vị trí này trước đây khá nhiều. Mệt thì có đó nhưng điều làm mình thấy vui và thú vị đó là cái “hương vị” của bóng rổ nó hoàn toàn khác với những gì mình tưởng tượng, và khác so với các sự kiện khác mình đã làm”.

Gặp gỡ những người thầm lặng, đứng phía sau thành công của một giải bóng rổ - Ảnh 3.

Minh Thông khá quen thuộc với vị trí hậu cần nhưng vẫn lo ngại về vấn đề sức khỏe

Công việc nhiều là thế, chắc hẳn khó tránh khỏi những khó khăn cũng như thử thách. Song bên cạnh đó những người trong đội ngũ hậu cần lại cảm thấy họ nhận được nhiều hơn là mất qua vị trí này.

Kiều My - một bạn trẻ năng động trong đội ngũ hậu cần chia sẻ rằng:

“Qua vị trí hậu cần của bộ môn bóng rổ này mình cảm thấy học hỏi và tiếp xúc được rất nhiều điều. Mình được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp nên kỹ năng cũng như kinh nghiệm được tăng lên. Được gặp gỡ và tiếp xúc với các cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp, đặc biệt là mấy anh đẹp trai. Mình đã có thêm được  nhiều mối quan hệ trong công việc, điều đó không chỉ tốt cho hiện tại và cả tương lai của mình nữa. Và đối với mình, lợi ích từ vị trí này nhiều lắm, kể mãi chắc vẫn chưa hết”.

Gặp gỡ những người thầm lặng, đứng phía sau thành công của một giải bóng rổ - Ảnh 4.

Kiều My nhận lại được nhiều bài học cũng như lợi ích từ vị trí hậu cần

Mệt là thế nhưng đâu đó trong họ - đội ngũ hậu cần vẫn luôn rất vui vẻ và đặc biệt là tràn đầy năng lượng. Ngoài những lúc phải chăm sóc khán giả, chạy việc trên sân thì họ sẽ ngồi lại cùng nhau chăm chú theo dõi diễn biến trận đấu.

Gặp gỡ những người thầm lặng, đứng phía sau thành công của một giải bóng rổ - Ảnh 5.

Từ đằng xa, dàn đội ngũ hậu cần (áo đỏ) tập trung lại gần sân để theo dõi trận thi đấu

Và đặc biệt, khi làm một sự kiện thể thao chắc chắn cảm xúc sẽ nhiều hơn so với những sự kiện khác. “Nếu đội mình thắng thì cảm thấy vui, ăn mừng và thua thì sẽ buồn. Mình thích sự kiện thể thao vì nó đánh vào cảm xúc, còn với những sự kiện khác nó cứ bình bình và không có gì quá nổi trội. Vậy nên dù chạy sự kiện mệt nhưng mình vẫn thấy rất vui” - (Lê Hoàng Phú - quản lý sự kiện đội Cantho Catfish) chia sẻ thêm về cảm xúc cá nhân khi làm sự kiện về thể thao.

Gặp gỡ những người thầm lặng, đứng phía sau thành công của một giải bóng rổ - Ảnh 6.

Lê Hoàng Phú chọn làm sự kiện cho thể thao, đặc biệt là bóng rổ vì nó mang lại nhiều cảm xúc

“Tần tảo” chăm sóc từ cầu thủ cho tới khán giả

Không có gì sai khi nói đội ngũ hậu cần bóng rổ rất biết cách chăm sóc cầu thủ cho tới khán giả, ở đâu cần là ở đó họ.

Mỗi trận đấu với mỗi sân nhà khác nhau, ban tổ chức đều chuẩn bị sẵn đồ ăn, nước uống để nhằm phục vụ cầu thủ cũng như khán giả. Nhưng khi đã ổn định chỗ ngồi, đa phần khán giả đều cảm thấy bất tiện nếu ra ngoài lấy đồ ăn, lúc này đội ngũ hậu cần vào cuộc “cơm bưng nước rót” tới tận tay khán giả.

Cứ hai người một nhóm, họ chia nhau ra và di chuyển đến vị trí khán đài. Một người bưng khay đồ ăn và một người đưa, họ đều rất lịch sự và thân thiện.

Quay lại dưới sân thi đấu, các cầu thủ được chăm sóc cũng không hề kém cạnh khán giả. Như đã biết mặt sân bóng rổ cần được sạch và đảm bảo không trơn trượt, vậy nên mỗi khi có va chạm trên sân hay cầu thủ ngã, đội ngũ hậu cần lập tức từ hai bên cánh sân, dùng các dụng cụ vệ sinh làm sạch khu vực đó ngay tức thì.

Gặp gỡ những người thầm lặng, đứng phía sau thành công của một giải bóng rổ - Ảnh 7.

Gặp gỡ những người thầm lặng, đứng phía sau thành công của một giải bóng rổ - Ảnh 8.

Đội ngũ hậu cần luôn túc trực xuyên suốt trận đấu để vệ sinh sân mỗi khi các cầu thủ va chạm

Gặp gỡ những người thầm lặng, đứng phía sau thành công của một giải bóng rổ - Ảnh 9.

Và khi cầu thủ va chạm phải nằm sân, hậu cần cũng ngay lập tức có mặt để chăm sóc

Không chỉ riêng với đội ngũ hậu cần, Ngọc Huyền (phụ trách truyền thông đội Cantho Catfish) cũng cảm thấy tự hào khi được gia nhập vào ngôi nhà chung - bóng rổ.

“Mình cảm thấy rất tự hào và vinh hạnh khi được phục vụ trên sân bóng. Nó khiến mình cảm thấy bản thân là một phần trong đội bóng rổ mình yêu thích” - Ngọc Huyền bày tỏ cảm xúc khi góp được phần công sức cho bóng rổ.

Gặp gỡ những người thầm lặng, đứng phía sau thành công của một giải bóng rổ - Ảnh 10.

Tự hào và vinh hạnh là 2 cụm từ mà Ngọc Huyền dành cho bóng rổ khi được góp phần công sức tạo nên sự thành công của giải đấu VBA 2022

Với công việc hậu cần đòi hỏi phải có sức khỏe cũng như thời gian, chắc hẳn ai cũng tò mò xem mức thu nhập của một người làm hậu cần nằm trong khoảng bao nhiêu.

Xét về mức độ làm việc của mỗi người là khác nhau nên mức thu nhập chắc chắn cũng khác nhau. Riêng với Thủy Tiên (ban hậu cần đội Cantho Catfish), với tính chất công việc hậu cần bóng rổ thì Tiên thấy thu nhập rất ổn, hầu như là ổn định hơn so với các công việc lao động có cùng tính chất như bên ngoài.

Gặp gỡ những người thầm lặng, đứng phía sau thành công của một giải bóng rổ - Ảnh 11.

Với mức thu nhập từ vị trí hậu cần, Thủy Tiên thấy nó khá ổn

Tuy nhiên, Tiên vẫn có thêm những công việc khác bên ngoài để gia tăng thu nhập chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào vị trí hậu cần trên sân bóng rổ. Tiên cho hay: “Hiện tại dành khá nhiều thời gian để làm hậu cần cho đội bóng nhưng ngoài ra mình còn làm thêm những công việc nhỏ khác để có thêm kinh tế cho bản thân”.

“Đây có thể nói là một môi trường khá khắc nghiệt nhưng với mình việc ở trong một môi trường khắc nghiệt như vậy sẽ khiến mình có thêm nhiều kiến thức và học hỏi được nhiều điều hơn. Và mình sẽ gắn bó với vị trí hậu cần cũng như bộ môn bóng rổ này, tuy nhiên nghề nào cũng vậy thôi, nếu cảm thấy sức khỏe không cho phép thì mình sẽ dừng lại” - Minh Thông chia sẻ về cảm nhận cá nhân

Gặp gỡ những người thầm lặng, đứng phía sau thành công của một giải bóng rổ - Ảnh 12.

theo Trí thức trẻ