Duy Trần: Từ giấc mơ điện ảnh đến hành trình chinh phục Sony Future Filmmaker Awards

Quang Vũ | 07-11-2024 - 19:00 PM

Nhà làm phim trẻ Duy Trần (tranduysca) lọt vào danh sách rút gọn (Shortlist) của Sony Future Filmmaker Awards (SFFA) 2023, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc và cảm hứng về hành trình "như trong mơ" tại sự kiện này. SFFA không chỉ là cơ hội chứng minh tài năng, mà còn mở ra cánh cửa cho những nhà làm phim trẻ Việt Nam vươn ra thế giới.

Duy Trần: Từ giấc mơ điện ảnh đến hành trình chinh phục Sony Future Filmmaker Awards - Ảnh 1.

Bắt đầu với hành trình điện ảnh từ những thước phim tài liệu - Nơi hình ảnh nói thay lời

Điều gì đã đưa anh đến với con đường làm phim tài liệu?

Ban đầu, tôi làm việc trong ngành quảng cáo, nhưng niềm đam mê điện ảnh luôn thôi thúc. Tôi hay đi du lịch khắp nơi, ghi lại những cảnh đẹp đời thường, rồi về tự dựng thành các bản phim ngắn. Ý tưởng làm phim đến với tôi tự nhiên, từ những điều gần gũi nhất.

Voice of the Wind, bộ phim tài liệu đã giúp anh lọt vào shortlist của SFFA, được thực hiện như thế nào?

Tôi thu thập tư liệu từ những chuyến đi trong suốt hai năm. Khi cây chò lớn gần nhà tôi bị chặt, mẹ tôi quay lại cảnh đó và gửi cho tôi. Từ đoạn phim đó, tôi nảy ra ý tưởng kết hợp với các tư liệu đã thu thập được, và Voice of the Wind ra đời.

Duy Trần: Từ giấc mơ điện ảnh đến hành trình chinh phục Sony Future Filmmaker Awards - Ảnh 2.

Đối với anh, yếu tố hình ảnh và màu sắc có vai trò gì trong phim tài liệu?

Hình ảnh và màu sắc là công cụ mạnh mẽ để truyền tải cảm xúc mà không cần lời thoại. Chẳng hạn như cảnh quay một người đàn ông đánh cá bên bờ sông trong Voice of the Wind - tôi quay trong ánh sáng chạng vạng, bối cảnh đầy bụi bặm và ngột ngạt của thành phố. Tông màu xanh xám của cảnh quay đã nói lên tất cả về sự bức bối và nặng nề mà người dân phải đối mặt.

Duy Trần: Từ giấc mơ điện ảnh đến hành trình chinh phục Sony Future Filmmaker Awards - Ảnh 3.

Hành trình tham gia SFFA: Từ ngẫu hứng đến vinh danh - Trải nghiệm "như mơ" tại Hollywood

Anh đã biết đến Sony Future Filmmaker Awards (SFFA) như thế nào?

Một người anh trong ngành đã khuyến khích tôi tham gia khi anh ấy biết đến cuộc thi. Thật tình cờ, lúc đó tôi đang có một bản phim và quyết định nộp luôn. Cuộc thi không thu phí, nên tôi nghĩ tại sao không thử? Khi biết tin mình lọt vào shortlist, tôi thực sự vỡ òa và ngay lập tức chia sẻ tin vui với gia đình và bạn bè.

Điều gì giúp anh lọt vào shortlist của một cuộc thi danh giá như SFFA?

Tôi nghĩ là do cấu trúc phim của tôi khác biệt. Không có nhân vật cụ thể, không lời thoại, chỉ có âm thanh và hình ảnh. Âm thanh, đối với tôi, là ngôn ngữ mạnh mẽ nhất trong việc giao tiếp với khán giả, và tôi luôn cố gắng kể chuyện bằng cả hai yếu tố này.

Duy Trần: Từ giấc mơ điện ảnh đến hành trình chinh phục Sony Future Filmmaker Awards - Ảnh 4.

Một tuần tại Sony Pictures Studios của anh diễn ra như thế nào?

Toàn bộ chi phí ăn ở đều do Sony chi trả. Tại đó, tôi gặp gỡ các nhà làm phim trẻ từ khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi cùng tham dự lễ trao giải và các buổi workshop được dẫn dắt bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành điện ảnh Hollywood. Được trò chuyện, giao lưu với những nhà làm phim tài năng từ nhiều quốc gia là một trải nghiệm tuyệt vời và mở ra rất nhiều cánh cửa mới cho tôi.

Duy Trần: Từ giấc mơ điện ảnh đến hành trình chinh phục Sony Future Filmmaker Awards - Ảnh 5.

Anh cảm nhận gì khi xem các tác phẩm từ các nhà làm phim khác trên thế giới?

Dù xuất phát từ nhiều nền văn hóa khác nhau, cách các nhà làm phim quốc tế và Việt Nam kể chuyện lại có nhiều điểm tương đồng, đều thiên về cảm xúc và những câu chuyện cá nhân sâu sắc. Đó là điều thú vị mà tôi học được từ SFFA: cách kể chuyện bằng cảm xúc vẫn là điều chung mà chúng ta tìm kiếm trong điện ảnh, dù ở bất kỳ đâu.

Sau SFFA, anh có cảm nhận gì về sự nghiệp làm phim của mình?

SFFA mở ra cho tôi một thế giới lớn hơn rất nhiều. Khi tiếp xúc với công nghệ mới và các chuyên gia trong ngành, tôi nhận ra rằng khả năng sáng tạo trong điện ảnh là vô hạn. Công nghệ chỉ là công cụ, còn sự sáng tạo của người làm phim mới là giới hạn duy nhất.

Anh có lời khuyên nào cho những nhà làm phim trẻ muốn tham gia SFFA?

Cuộc thi hoàn toàn miễn phí và không giới hạn thể loại. Điều quan trọng nhất là làm phim thể hiện được bản sắc của chính mình, về câu chuyện mà bạn muốn kể với thế giới. Đừng lo lắng về việc phải làm theo ai hay đi theo xu hướng nào. Hãy là chính mình.

Duy Trần: Từ giấc mơ điện ảnh đến hành trình chinh phục Sony Future Filmmaker Awards - Ảnh 6.

Tương lai của điện ảnh Việt qua góc nhìn của Duy Trần (tranduysca)

Anh nghĩ SFFA có tác động gì đối với các nhà làm phim trẻ Việt Nam?

SFFA giúp tôi nhìn thấy một thế giới rộng lớn hơn và làm thay đổi cách tôi tiếp cận điện ảnh. Từ sau cuộc thi, tôi đã có những bước đi rõ ràng hơn trong sự nghiệp, không còn làm phim ngẫu nhiên như trước mà có chủ ý hơn. Ngoài ra, tôi còn mở rộng được các mối quan hệ quốc tế và có thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp mới.

Với SFFA, những nhà làm phim trẻ như Duy Trần (tranduysca) không chỉ có cơ hội vươn xa hơn trong sự nghiệp, mà còn khẳng định giá trị của bản thân trong mắt gia đình và những người xung quanh. Cánh cửa vào thế giới điện ảnh quốc tế chưa bao giờ gần đến thế với những tài năng trẻ Việt Nam!

Tìm hiểm thêm và đăng ký tham dự Sony Future Filmmaker Awards tại đây: https://cloud.engage.sony.com.vn/sony-future-filmmaker-awards-details

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM