Đập Tam Hiệp là đập thủy điện lớn nhất thế giới: Đâu là cái giá thiên nhiên phải gánh chịu cho công trình này?

Tiểu Ngọc | 08-04-2021 - 21:10 PM

(Tổ Quốc) - Trung Quốc đã phải trả một cái giá đắt khi xây dựng công trình khổng lồ này.

Đập Tam Hiệp là đập thủy điện chắn ngang sông Trường Giang (con sông dài thứ ba trên thế giới) tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Công trình được khởi công xây dựng vào năm 1994 và là đập thủy điện lớn nhất thế giới hiện nay.

Hồ chứa Tam Hiệp nằm ở cuối phía đông của đập Tam Hiệp, bắt đầu chứa nước vào ngày 1/6/2003. Đây hồ nhân tạo lớn nhất Trung Quốc với chiều rộng bình quân là 1,8 km, tổng diện tích 1084 km2, tổng dung tích lên đến 39,3 tỷ mét khối.

Đập Tam Hiệp là một trong những công trình có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, tuy nhiên, cái giá đắt mà đất nước tỷ dân phải trả đó là mất đi hệ sinh thái độc nhất vô nhị của sông Trường Giang.

Đập Tam Hiệp là đập thủy điện lớn nhất thế giới: Đâu là cái giá thiên nhiên phải gánh chịu cho công trình này? - Ảnh 1.

Đập Tam Hiệp là công trình thủy điện lớn nhất thế giới. Ảnh: Sohu

Hệ sinh thái sông Trường Giang

Sông Trường Giang có tổng chiều dài 6.387 km, là con sông dài nhất Trung Quốc và đứng thứ ba trên thế giới. Chiều dài và lượng nước chảy trung bình hàng năm của Trường Giang chỉ đứng sau sông Nile ở Châu Phi và sông Amazon ở Nam Mỹ.

Lưu vực con sông trải dài từ những ngọn núi phủ cao phủ đầy tuyết trắng đến vùng cao nguyên và đồng bằng màu mỡ. Đây không chỉ là nguồn tài nguyên thủy điện lý tưởng mà còn là vựa thủy sản trù phú của người Trung Quốc. Theo thống kê sơ bộ, Trường Giang là ngôi nhà của 424 loài cá, trong đó có 183 loài cá đặc biệt chỉ sinh sống tại đây.

Đập Tam Hiệp là đập thủy điện lớn nhất thế giới: Đâu là cái giá thiên nhiên phải gánh chịu cho công trình này? - Ảnh 2.

Cá trắm đen, cá trắm cỏ, cá hồi và cá mè hoa là những loài phát triển mạnh mẽ trên sông Trường Giang. Ảnh: Sohu

Những loài cá phổ biến nhất nơi đây phải phải kể đến cá trích, cá hồi, cá trắm cỏ, cá chép bạc, cá mè, cá tầm Trung Quốc. Bên cạnh đó Trường Giang còn từng là thiên đường cho các loài cá quý hiếm như cá đối và cá tầm trắng (bị tuyên bố tuyệt chủng vào ngày 23/12/2019)

Cá trong Hồ chứa đập Tam Hiệp lớn đến nhường nào?

Người dân chài ở Tứ Xuyên thường có câu tục ngữ : "Ngàn cân Tầm tử, vạn Tầm trắng/ Cá đối so ngang, không ai bằng".

Câu tục ngữ nói về ba loài cá quý tại Trường Giang là cá tầm Trung Quốc, cá tầm trắng và cá đối. Số lượng cá nơi đây trong ấn tượng của người xưa đã lên đến hàng ngàn hàng vạn. Trước đây, ba loại cá này tương đối phổ biến nhưng hiện nay do nhiều yếu tốc tác động, cả ba đều thuộc danh sách bảo tồn cấp quốc gia.

Cá tầm trắng sông Trường Giang còn có tên gọi khác là cá kiếm Trung Hoa, đây từng là loài cá nước ngọt lớn nhất ở Trung Quốc với chiều dài cơ thể lên tới 7,5 mét.

Tuy nhiên năm 2019, loài cá này đã bị giới chức Trung Quốc tuyên bố tuyệt chủng. Hiện loài cá lớn nhất ở sông Trường Giang thuộc về cá tầm Trung Quốc, với chiều dài cơ thể tối đa là 5 mét và trọng lượng khoảng 600kg.

Đập Tam Hiệp là đập thủy điện lớn nhất thế giới: Đâu là cái giá thiên nhiên phải gánh chịu cho công trình này? - Ảnh 4.

Cá tầm trắng đã bị tuyên bố tuyệt chủng vào ngày 23/12/2019. Ảnh: Sohu

Cá tầm Trung Quốc là loài cá có thời gian trưởng thành và giao phối tương đối muộn (cá đực đạt độ tuổi sinh sản sớm nhất năm 8 tuổi và cá cái đạt độ tuổi sinh sản sớm nhất là 14 tuổi).

Loài cá này thường kiếm ăn ở vùng nước nông của biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông và bắc Biển Đông. Khi trưởng thành, nó sẽ di cư hơn 3.000 km đến thượng nguồn sông Trường Giang để đẻ trứng và sinh sản.

Tuy nhiên, việc quy hoạch và xây dựng các tuyến đường giao thông vận tải tại Quảng Đông đã trực tiếp cắt đứt huyết mạch di cư bình thường của "vua cá sông Trường Giang". Mất bãi đẻ chính, quần thể cá tầm hoang dã của Trung Quốc mất đi "quyền tự do đi biển" và đang trên đà tuyệt chủng.

Ngoài những loài cá quý hiếm này, hồ Tam Hiệp còn có nhiều loài cá lớn phổ biến như cá trích và cá mè. Ngư dẫn đã từng bắt được một con cá trích nặng 400kg ở sông Trường Giang, ở địa phận Trùng Khánh, một con cá mè hoa dài hơn 3 mét nặng hơn 300kg đã được tìm thấy.

Đập Tam Hiệp là đập thủy điện lớn nhất thế giới: Đâu là cái giá thiên nhiên phải gánh chịu cho công trình này? - Ảnh 6.

Người dân với con cá mè hoa khổng lồ. Ảnh: Sohu

Tầm ảnh hưởng của đập Tam Hiệp tới sự phát triển kinh tế của Trung Quốc là không thể phủ nhận song việc phá hủy môi trường sống của nhiều loài cá di cư, trực tiếp dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sẽ là vấn đề lớn của tương lai.

Nhận thức được điều này, những năm gần đây, để bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như sự đa dạng sinh học của sông Trường Giang, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên dòng chính và phụ lưu dòng sông trong 10 năm kể từ ngày 1/10/2021.

Lệnh cấm này hy vọng sẽ cải thiện nguồn gen của cá tự nhiên và phục hồi đa dạng cho sông Trường Giang. Hồ chứa đập Tam Hiệp nằm ở dòng chính của sông Trường Giang và tất nhiên cũng nằm trong khu vực cấm đánh bắt cá.

Bài viết tham khảo từ Sohu

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM