Cung điện lòng đất bị 'phong ấn' 1.000 năm dưới ngôi chùa cổ: Kho báu gây chấn động Trung Quốc!

Nguyễn Hòe | 19-03-2021 - 21:12 PM

(Tổ Quốc) - Khi kho báu này được phát hiện, người ta từng đặt câu hỏi làm thế nào mà chúng "du lịch" hàng ngàn dặm đến đây từ thời nhà Đường?

Phát hiện lớn trong cung điện bí ẩn dưới lòng đất

Chùa Pháp Môn ở thị trấn Pháp Môn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, được mệnh danh là ngôi chùa của các vị chư Phật, là chứng nhân lịch sử của sự giao thoa giữa Trung Quốc và các nền văn minh phương Tây.

Hàn Kim Khoa, người phụ trách cũ của Bảo tàng chùa Pháp Môn, đến giờ vẫn còn hào hứng khi nhắc đến buổi sáng 33 năm trước. Vào sáng ngày 9 tháng 4 năm 1987, cổng đá của cung điện ngầm chùa Pháp Môn đã được mở cửa khai quật.

Năm 874, vua Đường Hy Tông của triều đại nhà Đường đã ra lệnh đóng cửa cung điện ngầm của chùa Pháp Môn. Tính đến thời điểm năm 1987, đã 1113 năm kể từ khi cung điện dưới lòng đất này bị phong ấn.

Cung điện lòng đất bị phong ấn 1.000 năm dưới ngôi chùa cổ: Kho báu gây chấn động Trung Quốc! - Ảnh 1.

Cổng vào cung điện ngầm nằm dưới chùa Pháp Môn. Ảnh: Sohu

Đây là một khám phá vô cùng bất ngờ. Để hợp tác trùng tu chùa Pháp Môn, các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật và làm sạch dưới chân tháp, tìm thấy nắp cống rêu phong của cung điện dưới lòng đất được xây dựng từ thời nhà Đường, nằm ngay dưới chân tháp.

Ông Hàn Kim Khoa là một trong những nhân chứng khi tìm thấy cung điện dưới lòng đất. Ông kể lại rằng khi thám hiểm đến phần móng của tháp, người ta phát hiện thấy một bậc thang bị trũng xuống. Bậc thang đó được bao phủ bởi những đồng tiền gỉ sét. Ở cuối bậc thang, người ta còn mơ hồ nhìn thấy một cánh cổng bằng đá khổng lồ được bịt kín bởi những phiến đá lớn.

Ông cho biết: "Cánh cửa đá mở ra, cuốn theo sương mù ẩm ướt và mùi mốc cay nồng khó chịu, phát hiện sau đó lại khiến chúng tôi vô cùng kinh ngạc. Có hai tấm bia đá tuyệt tác để lại từ thời Đường: bia Chí Văn và bia Vật Trướng.

Trong đó Bia Chí Văn ghi lại Đức Phật xá lợi thân (ngón tay Đức Phật) được cất giữ trong chùa Pháp Môn và lịch sử cúng dường xá lợi từ nhà Nguyên Ngụy đến triều đại nhà Tùy và nhà Đường.

Tấm bia đã ghi lại tên, số lượng, đặc điểm điêu khắc và kết cấu của các bảo vật trong Cung điện dưới lòng đất của chùa Pháp Môn. Trong đó có thông tin của 'bát lưu ly' chính là đề cập đến những đồ đá tráng men này."

Cung điện lòng đất bị phong ấn 1.000 năm dưới ngôi chùa cổ: Kho báu gây chấn động Trung Quốc! - Ảnh 3.

Đồ lưu ly minh chứng cho ​​sự thịnh vượng của "Con đường tơ lụa". Vào thời nhà Đường, thương mại trên con đường tơ lụa rất phát triển, những đồ thủy tinh này cùng với gia vị đồ ăn và đồ thủ công mỹ nghệ đã được du nhập vào Trung Quốc theo con đường này.

Ở thời điểm đó, chợ phía Tây của thành phố Trường An vào thời nhà Đường là một trung tâm thương mại quốc tế, nơi buôn bán các mặt hàng dọc theo Con đường tơ lụa.

Những món đồ lưu ly trong chùa Pháp Môn đã minh chứng cho ​​sự thịnh vượng của sự giao lưu giữa các nền văn minh Trung Quốc và phương Tây cách đây hơn một nghìn năm.

Trong số các món đồ lưu ly trong bộ sưu tập của Bảo tàng chùa Pháp Môn, có đồ đá tráng men được tìm thấy với niên đại sớm nhất cùng những đặc điểm rõ ràng của triều đại Abbasid của Đế quốc Ả Rập, thể hiện các phương pháp gia công khác nhau như thổi chế, chạm khắc, hay phác thảo bằng vàng...

Cung điện lòng đất bị phong ấn 1.000 năm dưới ngôi chùa cổ: Kho báu gây chấn động Trung Quốc! - Ảnh 5.

Theo Trương Nhiệm Tân, người phụ trách Bảo tàng, những đồ tráng men này bao gồm bình thuỷ tinh Đông La Mã được sản xuất từ ​​thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên, cũng như các đĩa thủy tinh mang đặc điểm Hồi giáo trước thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên cà các tách trà mang phong cách Trung Quốc điển hình.

Anh cho biết thêm: "Những đồ gốm tráng men mang phong cách kỳ lạ này du nhập Trung Quốc dọc theo Con đường tơ lụa và được hoàng gia cất giữ cẩn thận trong các tu viện Phật giáo. Điều này cho thấy hơn 1.000 năm trước ngay từ thời nhà Đường, các nền văn hóa từ các quốc gia khác nhau đã đạt đến đỉnh cao của sự giao thoa và phát triển."

Cung điện dưới lòng đất tái hiện không khí thịnh vượng nhà Đường

Trong cung điện ngầm của chùa Pháp Môn có tới 20 món đồ tráng men, 4 viên xá lợi ngón tay Phật, đồ sứ màu "bí ẩn thời cổ đại" - màu sắc đã biến mất hàng nghìn năm, và hơn 2.000 món đồ vàng bạc, trang sức và y phục quý giá.

Hoàng đế nhà Đường thờ Phật nên văn hóa Phật giáo, văn hóa cung đình nhà Đường và văn hóa ngoại lai đan xen hòa quyện với không khí thịnh vượng tạo nên một triều đại nhà Đường hưng thịnh đa sắc màu văn hoá.

Cung điện lòng đất bị phong ấn 1.000 năm dưới ngôi chùa cổ: Kho báu gây chấn động Trung Quốc! - Ảnh 7.

Năm 1987, một món đồ làm từ đá lưu ly màu xanh ngọc tuyệt đẹp được tìm thấy từ cung điện ngầm, hiện đang được trưng bày trong Bảo tàng đền Pháp Môn. Ảnh: Xinhuanet

Ở thời này, sứ màu bí ẩn được nung đặc biệt dành cho hoàng gia. "Cửu thu phóng lộ việt diệu khai, á đoạt đắc thiên phong thuý sắc lai." (tạm dịch "Gió chín mùa thu bắt đầu mở lò nung, sứ thắm màu xanh đỉnh núi ngút ngàn") - nhà thơ Lỗ Quý Nhân đời Đường đã từng ca tụng đồ sứ màu này.

Nhưng lâu nay, người ta "chỉ thấy văn mà không thấy vật" và chỉ biết mơ về nét đẹp như mộng của những đồ sứ màu cổ này.

Tổng cộng hiện nay đã khai quật được 14 đồ sứ có màu sắc bí ẩn trong cung điện ngầm chùa Pháp Môn, bao gồm đĩa sứ, bát sứ và bình sứ. Các bình có kích thước lớn, chất lượng tốt, men sáng và mịn, giống như ngọc bích, chạm khắc như băng, rất tinh tế và khác thường.

Cung điện lòng đất bị phong ấn 1.000 năm dưới ngôi chùa cổ: Kho báu gây chấn động Trung Quốc! - Ảnh 8.

Nhóm đồ tráng men minh chứng cho sự giao thoa và phát triển giữa Trung Quốc và các nước phương Tây. Ảnh: Xinhuanet

Một trong những chiếc đĩa sứ màu bí ẩn có hình cánh sen cong năm cánh, xiên dọc theo viền đĩa, do lớp men đều nên có hình thù độc đáo, dưới ánh sáng chiếu vào, chiếc đĩa trông như luôn có nước lấp lánh bên trong.

Ngoài ra, một số lượng lớn đồ tạo tác của hoàng gia nhà Đường cũng được tìm thấy trong cung điện dưới lòng đất này, bao gồm dụng cụ ăn uống, bộ ấm trà, bình hương, quần áo, tiền xu, quần gấm áo lụa và các đồ trang sức khác.

Những bảo vật quý hiếm và xa hoa này tái hiện một bức tranh sống động và chân thực về cuộc sống của hoàng tộc trong triều đại nhà Đường.

Bài viết tham khảo từ Tân Hoa Xã

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM