Theo một cuộc khảo sát, 87,5% số tiền một người kiếm được đến từ các mối quan hệ cá nhân mà họ tạo dựng được.
Đúng vậy, mạng lưới quan hệ xã hội của bạn chính là tài sản cá nhân của bạn.
Vì vậy, có rất nhiều người sẵn sàng dành thời gian và tâm sức để tham gia vào các hoạt động cộng đồng để làm quen với những người tài giỏi.
Nhưng sau một thời gian dài thân thiết, họ phát hiện ra rằng, những người tài giỏi ấy, không phải là những mối quan hệ xã hội của mình, họ chỉ một chuỗi số trong danh bạ của bạn, và họ cũng chỉ là những người qua đường trò chuyện và cười đùa trên bàn ăn.
Trên mạng có một câu hỏi như này: "Loại quan hệ nào mới có thể coi là mạng lưới quan hệ xã hội?"
Có một câu trả lời nhận được nhiều lượt like: "Quan hệ xã hội thực ra là một loại giao dịch."
Khi đôi bên có thể cung cấp cho nhau giá trị trao đổi tương đương và tạo ra cơ hội hợp tác đôi bên cùng có lợi, đó mới là những mối quan hệ xã hội chất lượng.
Trên thực tế, các mối quan hệ xã hội thực ra chỉ là sự phản ánh giá trị cá nhân.
Mạng lưới quan hệ xã hội của bạn chính là tài sản cá nhân của bạn. (Ảnh minh họa)
01
Có một câu hỏi như này: "Làm thế nào để kết giao với người ưu tú hơn mình?"
Có một câu trả lời rằng: "Quan hệ xã giao, thường là nhờ vả nhau mà ra."
Nhờ vả nhau một cách vừa phải, sẽ thúc đẩy mối quan hệ của hai bên.
MC Vương Hàm, một người dẫn chương trình nổi tiếng của Trung Quốc từng kể một câu chuyện như này:
Có một năm, anh ấy mắc bệnh nặng, quá trình phục hồi cơ thể cần một ít dược liệu quý tương đối hiếm thấy ở Cao nguyên Vân Quý, Quý Châu, nhưng có kiếm thế nào cũng không thấy.
Sau đó, anh nhớ ra là mình có số liên hệ của một người bạn ở Vân Quý, nghĩ vậy, anh liền thử liên lạc xem sao.
Không ngờ rằng người bạn ấy lại giúp anh tìm được thuốc, hơn nữa còn giúp bào chế thành viên con nhộng có thể uống trực tiếp.
Vương Hàm thấy mình làm phiền người ta quá.
Đối phương đáp: "Anh nhờ tôi, nghĩa là anh xem tôi là bạn. Bạn bè không phải cần để giúp đỡ nhau những lúc như này ư?"
Nhờ chuyện này mà mối quan hệ của hai người trở nên thân thiết hơn.
Thực ra, nhờ vả người khác một cách vừa phải, có cái "độ", đó không gọi là gánh nặng, mà là sự trao đổi nguồn lực để khiến đối phương cảm nhận được giá trị của bản thân.
Carnegie đã nói: "Nếu bạn muốn một mối quan hệ lâu bền, bạn phải nhờ ai đó làm một việc nhỏ nào đó cho bạn, điều đó khiến họ cảm thấy mình tồn tại và quan trọng."
Tsujino Kouichiro, quản lý cấp cao của Google Nhật Bản và cũng là một tác gia, đã từng gặp phải một bài toán khó về những con số trong tác phẩm của mình, và anh đã rất hoang mang.
Anh bỗng nhiên nhớ ra một đồng nghiệp người Ấn Độ là một chuyên gia trong lĩnh vực này, người có thể ngay lập tức tìm ra các vấn đề và lỗi dữ liệu trong các bảng dữ liệu phức tạp và dài dòng.
Anh thử tìm tới sự giúp đỡ từ đối phương, không ngờ đối phương rất nhiệt tình giúp đỡ.
Kể từ sau đó, anh học được cách tìm tới sự giúp đỡ từ những đồng nghiệp có chuyên môn hơn khi gặp phải vấn đề ngoài khả năng của mình.
Dần dần, anh phát hiện ra rằng, thứ mình thu lại được không chỉ là những mối quan hệ tốt đẹp, mà nó còn giúp anh tiết kiệm sức lực để tập trung vào chuyên môn của mình.
Và điều này cũng đống góp một phần giúp anh ấy nhanh chóng phát triển thành quản lý cấp cao của Google Nhật Bản.
Không ai là một hòn đảo cô độc và có thể tồn tại một mình cả.
Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao, làm phiền lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, quan hệ dù không bền lâu, thì cũng có thể đem lại giá trị cho đôi bên trong một khoảng thời gian nào đó.
Biết cách nhờ vả người khác một cách thích hợp cũng có thể giúp làm sâu sắc hơn một mối quan hệ.
02
"Đạo đức kinh" viết: "Tương dục thủ chi, bất tiên dư chi", đại ý muốn nói, muốn nhận lại thì trước tiên phải cho đi.
Cung cấp giá trị của bạn trước và trở thành mạng lưới quan hệ của những người khác, bạn mới có cơ hội để những người khác trở thành mạng lưới của bạn.
Những bậc thầy trong quan hệ xã hội hàng đầu biết làm thế nào để "lợi người" trước.
Lưu Nhuận, cựu giám đốc chiến lược của Microsoft tại Trung Quốc, từng chia sẻ câu chuyện của chính mình.
Cách đây rất lâu, khi Lưu Nhuận còn làm việc tại Microsoft, anh nhận thấy rằng: những người muốn giúp đỡ không biết phải giúp đỡ ai, còn những người cần sự giúp đỡ thì không tìm thấy ai sẵn sàng giúp đỡ mình.
Vì vậy, anh nảy ra ý tưởng lập một trang web, một trang web từ thiện quyên góp thời gian để giúp đỡ người khác.
Một năm sau, dự án đã giúp 61 tổ chức, tổ chức 227 hoạt động tình nguyện, quyên góp 3.071 giờ và giúp đỡ được rất nhiều người.
Sau khi trang web này được phóng viên Lương Tranh Tranh của CCTV (Đài phát thanh truyền hình Trung Ương Trung Quốc) phát hiện, cô ấy đã đứng ra đi đầu và hợp tác với CCTV trong một hoạt động có tên "quyên góp thời gian".
Với nguồn lực của CCTV, ảnh hưởng của dự án này được nhân rộng hơn nhiều lần.
Trong số đó, Phan Thạch Ngật (doanh nhân Trung Quốc và là Chủ tịch của SOHO Trung Quốc) đã quyên góp 1 triệu nhân dân tệ, và nhiều doanh nhân khác cũng đã giúp đỡ quảng bá miễn phí.
Trong khoảng thời gian này, hơn 100.000 người đã được giúp đỡ.
Trong thời gian hợp tác với CCTV, giám đốc phụ trách hoạt động này đã giới thiệu Lưu Nhuận với một người bạn tên Giang Hân Vinh.
Sau đó, Giang Hân Vinh giới thiệu anh với một nhân vật "nặng ký" khác là Lý Gia Kiệt, con trai cả của tỷ phú Hồng Kông, người giàu thứ 19 thế giới năm 2012, Lý Triệu Cơ.
Sau khi hai người gặp nhau, họ đã trò chuyện rất vui vẻ.
Năm sau đó, Lý Gia Kiệt lãnh đạo thành lập công ty phúc lợi công cộng với 43 đối tác, trong đó có Lưu Nhuận, 42 người còn lại đều là những công tử nhà giàu tại Hồng Kông.
Sau đó, Lưu Nhuận từ chức để bắt đầu kinh doanh riêng, và Lý Gia Kiệt lại trở thành khách hàng đầu tiên của anh.
Những mối quan hệ cao cấp đó không tới từ việc anh mài công mài sức đi dự tiệc nọ tiệc kia để bắt nối quan hệ, mà chỉ đơn thuần bắt nguồn từ ý tưởng muốn giúp đỡ người khác ban đầu của mình.
Cung cấp giá trị của riêng bạn trước và cung cấp thứ mà bên kia đang cần, để bạn có thể nhận được nhiều liên hệ chất lượng cao hơn.
Có một câu nói như này: "Mối quan hệ xã hội thực sự không phải là bạn biết bao nhiêu người, mà là có bao nhiêu người muốn kết giao với bạn."
Trên thực tế, những người bạn có thể giúp đỡ mới là những mối quan hệ thực sự có chất lượng của bạn.
03
Độ nông sâu của các mối quan hệ thực ra đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người.
Khi bạn trở nên ưu tú, bạn tự nhiên sẽ thu hút được những nguồn lực ưu tú về phía mình.
Một cư dân mạng từng chia sẻ một câu chuyện về chính mình như này.
Tham gia các nền tảng mạng xã hội một thời gian, anh ấy rất ngưỡng mộ những người có nhiều người theo dõi trên mạng xã hội và cũng muốn trở nên giống họ.
Nghĩ như vậy, anh bắt đầu thử mở ra chuyên mục "hỏi đáp" trên kênh của mình, nhưng sau khi trả lời khoảng hơn 100 câu hỏi, lượng người theo dõi chỉ có 20 người.
Anh cảm thấy rất thất vọng.
Sau đó, anh nghĩ ra một chủ ý, liên hệ với những người nổi tiếng có nhiều lượt theo dõi.
Anh ấy để lại bình luận của mình ở phần bình luận trên kênh của họ, mong họ theo dõi mình…
Mong rằng tương tác qua lại như vậy sẽ giúp mình có thêm người theo dõi, nhưng chuyện không như mơ, phần lớn các bình luận của anh ấy đều bị trôi đi mất.
Tuy nhiên, anh ấy vẫn luôn rất kiên trì, có một lần, một bài viết của anh ấy nhận được hơn 500 lượt yêu thích.
Điều này khiến anh vô cùng vui mừng.
Tiếp sau đó, anh chậm lại, có câu hỏi chuyên môn nào, anh ấy sẽ tìm tài liệu đọc và hiểu trước rồi mới trả lời bạn đọc.
Dần dần, những bài viết của anh được 1000 likes, 2000 likes…
Kiên trì vài tháng sau, lượng người theo dõi của anh lên tới con số hàng trăm nghìn người và cả hàng trăm ngàn lượt yêu thích bài viết, và anh đã thực sự trở thành một người có tên tuổi trên mạng xã hội.
Thời gian này, anh cũng liên tục nhận được những dòng tin nhắn riêng: "Chào anh, anh có nhận lời hợp tác không?"
Và cùng nhận được rất nhiều tin nhắn mong tương tác với kênh của đối phương.
Câu chuyện này nói cho chúng ta biết một quy luật rằng: Nếu bạn nở rộ, bươm bướm sẽ tự bay đến.
Khi bản thân bạn không làm được gì, các mối quan hệ bạn có tự khắc rất eo hẹp.
Nhưng khi bạn làm được gì đó, các mối quan hệ sẽ tự tìm tới với bạn.
Có người từng nói: "Mối quan hệ chất lượng cao luôn xảy ra giữa hai nhân cách độc lập xuất sắc, bản chất của nó là sự đánh giá cao và tôn trọng lẫn nhau từ cả hai phía."
Những liên hệ thực sự hữu ích đến từ sức mạnh của chính họ.
Trên thực tế, sự trao đổi bình đẳng dẫn đến tình bạn bình đẳng.
04
Nhà xã hội học người Mỹ George Caspar Homans cho rằng: "Mọi mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, về bản chất đều là mối quan hệ trao đổi".
Các mối quan hệ xã hội không bao giờ có được thông qua tương tác xã hội thông thường, mà thông qua trao đổi giá trị mà bạn cung cấp.
Làm phiền người khác một cách thích hợp, cung cấp một con đường để đôi bên giúp đỡ lẫn nhau;
Giúp đỡ người khác bằng thực lực của mình, thu hút những liên hệ có thực lực hơn.
Nếu bạn hiểu các quy tắc của tương tác xã hội, bạn không cần phải dành thời gian cho việc đi kết giao, mà sẽ dành thời gian để nâng cao, rèn dũa bản thân.
Chỉ khi bạn phát triển hướng về phía ánh mặt trời, bạn mới có thể gặp thế giới rộng lớn hơn.