Chuyện kỳ lạ ở khách sạn lớn nhất thế giới: Cả thang máy và thang bộ đều không có tầng 21, thiên hạ đồn thổi câu chuyện rợn người

L.T | 06-09-2020 - 23:55 PM

(Tổ Quốc) - Đến nay, vẫn không ai biết vì sao cả thang máy lẫn thang bộ ở tòa tháp thứ nhất của khách sạn nổi tiếng ở Malaysia lại đi thẳng từ tầng 20 lên tầng 22.

Nếu bạn có dịp đặt chân đến Malaysia, bạn không nên bỏ lỡ cơ hội đến thăm First World, một khách sạn được xem như Las Vegas của đất nước này. 

Khách sạn First World nằm trên cao nguyên Genting (Malaysia), được xây dựng năm 2005 với khối cấu trúc gồm hai tòa nhà được chia thành 6.118 phòng và 10 nhà ăn. Với những con số "đang nể" như vậy, khách sạn này đã có tên trong sách kỷ lục Guinness thế giới và danh hiệu "Khách sạn lớn nhất thế giới". Thậm chí, người ta còn gọi nó là "thành phố trên mây".

Chuyện kỳ lạ ở khách sạn lớn nhất thế giới: Cả thang máy và thang bộ đều không có tầng 21, thiên hạ đồn thổi hàng loạt câu chuyện "rợn người" - Ảnh 1.

Khách sạn First World nhìn từ trên cao.

Chuyện kỳ lạ ở khách sạn lớn nhất thế giới: Cả thang máy và thang bộ đều không có tầng 21, thiên hạ đồn thổi hàng loạt câu chuyện "rợn người" - Ảnh 2.

Ngoài phục vụ nghỉ dưỡng, khách sạn đồ sộ và nguy nga bậc nhất thế giới này còn có casino, khu mua sắm và khu vui chơi giải trí, rạp chiếu phim, khu spa, không gian tiệc tùng và một phòng khiêu vũ có sức chứa lên tới 4.000 người. 

Có nhiều loại phòng trong khách sạn First World, bao gồm các phòng hạng tiêu chuẩn, hạng cao cấp và cao nhất là phòng "câu lạc bộ thế giới".

Chuyện kỳ lạ ở khách sạn lớn nhất thế giới: Cả thang máy và thang bộ đều không có tầng 21, thiên hạ đồn thổi hàng loạt câu chuyện "rợn người" - Ảnh 3.

Sở hữu những điểm ấn tượng đáng chú ý như vậy nhưng theo trang Tripzilla, khách sạn First World bị liệt vào danh sách 8 điểm đến kinh dị mà người ta cho rằng ở đây thực sự có những hiện tượng huyền bí rùng rợn, thậm chí còn bị cho là một trong những khách sạn ma ám ở châu Á.

Nguyên do là các thang máy và cầu thang di chuyển từ tầng 1 trong khách sạn đến tầng 20 thì lên thằng đến tầng 22 và bỏ qua tầng 21. Điều này đã khiến nhiều người tin rằng tầng 21 có điều gì đó đáng ngờ.

Tại tòa nhà thứ nhất, nhiều người đã thử bấm giờ khi thang máy chạy từ tầng 19 lên tầng 20, sau đó đợi cửa thang máy tầng 20 mở rồi đóng lại, họ bấm nút 22 để so sánh thời gian. Kết quả thật kinh ngạc, họ đều thấy rằng hai khoảng thời gian trên đều bằng nhau.

Chuyện kỳ lạ ở khách sạn lớn nhất thế giới: Cả thang máy và thang bộ đều không có tầng 21, thiên hạ đồn thổi hàng loạt câu chuyện "rợn người" - Ảnh 4.

Cả thang máy và thang bộ đều bỏ qua tầng 21.

Điều này có nghĩa rằng, tầng thứ 21 của tòa nhà thứ nhất là không tồn tại. Thậm chí để xác thực lại, có người đã đi cầu thang bộ để kiếm chứng nhưng cũng nhận thấy điều tương tự, sau tầng 20 sẽ đến luôn tầng thứ 22.

Để giải thích cho bí ẩn này, có người cho rằng tương tự với những con số không may mắn ở phương Tây là số 13 hay số 4 ở Trung Quốc, thì số 21 là một con số không may mắn theo văn hóa của người Malaysia.

Người ta cho rằng, đa số khách du lịch đến cao nguyên Genting để chơi bài bạc trong casino, những trò dựa vào sự may mắn, vì vậy mà họ coi trọng sự may mắn, trong khi những người khác lại đến đây để thỏa mãn sự tò mò.

Khách du lịch lên Genting để chơi bài nên vấn đề tâm linh, may mắn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, ở tháp số 2, chuyện này lại không xảy ra, có nghĩa là vẫn có tầng 21 như bình thường, nên giả thiết này khó có cơ sở.

Một trong những lời đồn được truyền miệng nhiều nhất là một cô gái người Trung Quốc đã bị giết hại, rồi bị giấu xác ở dưới một chiếc giường ở tầng 21 trong tòa nhà này. Và không hiểu sao một số vụ tự sát vì cờ bạc xảy ra ở đây nhưng không hề có thông tin chi tiết cũng như chẳng ai đề cập đến tầng 21 của tòa nhà thứ nhất này.

Mặc dù hiện nay chưa có cơ sở xác thực và lý do chính xác nhưng những du khách qua đêm ở đây đều được khuyên để mở rèm cửa, xả nước nhà vệ sinh và bật đèn sáng trước khi bước vào phòng.

(Nguồn: Tripzilla)

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Mẹ ác ma, cha thiên sứ: Minh Hằng khó khăn khi phải hóa thân thành bà mẹ “ác ma”!

Lấy cảm hứng từ Khúc chiến ca của mẹ hổ là hồi ký ăn khách của tác giả Amy Chua - giảng viên trường Luật Yale (Mỹ), kịch bản Mẹ ác ma, cha thiên sứ được chăm chút kỹ lưỡng, sáng tạo thêm nhiều tình huống đời thường để vừa giữ tinh thần thời đại trong nguyên tác, vừa gần gũi với đời sống và văn hóa của người Việt.