Chiếc giếng đêm đêm lại phát ra tiếng 'khóc than', đoàn khảo cổ vội phong tỏa hiện trường: Thật may vì lời đồn 'ma ám'!

Diệu Thúy | 04-09-2021 - 20:50 PM

(Tổ Quốc) - Chiếc giếng vốn là khu vực cấm địa chẳng ai dám đến gần, cho tới khi đội khảo cổ phát hiện ra bí mật bên dưới.

Chiếc giếng với lời đồn ghê rợn

Tọa lạc tại Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, chùa Trí Giả có lịch sử hơn 1.500 năm, được xây dựng vào năm 526 dưới thời Lương Vũ đế - hoàng đế khai quốc của triều Lương thời Nam-Bắc triều.

Trong ngôi chùa nghìn năm tuổi có một khu vực được gọi là "cấm địa" bởi người dân địa phương đồn đoán rằng nơi này về đêm sẽ phát ra đủ thứ tiếng động lạ nghe như tiếng khóc than đầy ai oán, cũng vì tin đồn thất thiệt nên chẳng ai muốn lại gần nơi này.

Chiếc giếng đêm đêm lại phát ra tiếng khóc than, đoàn khảo cổ vội phong tỏa hiện trường: Thật may vì lời đồn ma ám! - Ảnh 1.

Chùa Trí Giả tại Kim Hoa tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Hình ảnh: Baidu

Mãi cho đến vài năm trở lại đây, do quá lâu đời, một số công trình kiến ​​trúc trong chùa Trí Giả bị hư hại nặng nề và có nguy cơ đổ sập nên các vị sư trụ trì của chùa phải lên kế hoạch tu bổ những khu vực này. 

Lúc này khu vực "cấm địa" kia mới có đội xây dựng dám đến gần. Do lâu ngày không có người đến quét dọn nên không khí ở đây vô cùng ẩm thấp, tạo 1 cảm giác rất ghê rợn.

Điều bất ngờ là trong quá trình tu sửa, đội xây dựng phát hiện 1 chiếc giếng khô đã phủ đầy mạng nhện và cỏ dại. Họ cảm thấy có điều gì đó đặc biệt bí ẩn và không hề đơn giản nên đã gọi đội khảo cổ địa phương đến kiểm tra. 

Chiếc giếng đêm đêm lại phát ra tiếng khóc than, đoàn khảo cổ vội phong tỏa hiện trường: Thật may vì lời đồn ma ám! - Ảnh 3.

Chiếc giếng cổ bị gắn với lời đồn ghê rợn trong chùa Trí Giả. Hình ảnh: Baidu

Chiếc giếng có độ sâu khoảng 12 mét với đường kính 2 mét. Thông qua đánh giá sơ bộ thì các chuyên gia khẳng định chiếc giếng được dựng lên theo lối kiến trúc của các gia đình quan lại cấp cao. Vậy nên đội khảo cổ quyết định phong tỏa khu vực này và thực hiện công tác khảo cổ dưới chiếc giếng bí ẩn.

Phát hiện bất ngờ

Phải mất đến 12 ngày, họ mới khai quật được đến đáy của chiếc giếng, và vô cùng sửng sốt khi tìm thấy hàng trăm di tích văn hóa. 

Chưa hết ngạc nhiên, các nhà khảo cổ học còn phát hiện ra 4 tầng di tích văn hóa được chôn chồng lên nhau, chúng còn có nguồn gốc từ 4 thời đại khác nhau trong lịch sử, chúng trải dài từ thời nhà Tống đến thời nhà Thanh. Cách giữa các lớp bảo vật là một tầng đất đá khá dày và chặt kín.

Điều này khiến cho các khảo cổ gia phải đau đầu bởi tại sao lại có những di vật văn hóa từ 4 triều đại cùng được chôn cất trong một chiếc giếng?

Dân chúng quanh đây vẫn luôn truyền tai nhau rằng sau Thái Bình Thiên Quốc thua trận đã đem theo 1 lượng lớn báu vật đến giấu tại Kim Hoa Chiết Giang, không lẽ đây chính là kho báu được đồn đoán bấy lâu nay.

Những di vật được tìm thấy dưới chiếc giếng cổ. Hình ảnh: Kknews

Cũng có 1 giả thuyết khác là người của cả 4 triều đại đều thích giấu bảo vật của mình trong giếng này? Hoặc cũng có thể có một nhà sưu tầm bảo vật dụng tâm giấu những bảo vật này xuống giếng?

Đến nay vẫn không ai tìm ra được lý do xuất hiện của những bảo vật này trong chiếc giếng bị đồn là "ma ám" suốt hàng nghìn năm qua.

Thế nhưng đối với các chuyên gia thì lần khai quật này quả thật là rất đắt giá, bởi họ đã thu thập được thêm nhiều thông tin về văn hóa của cả 4 triều đại. Đặc biệt trong lô di vật văn hóa này còn tìm thấy 1 thứ được gọi là quốc bảo – loại ấm cổ nhỏ được làm từ men ngọc của lò gốm Long Tuyền nức tiếng thời nhà Tống.

Chiếc giếng đêm đêm lại phát ra tiếng khóc than, đoàn khảo cổ vội phong tỏa hiện trường: Thật may vì lời đồn ma ám! - Ảnh 7.

Loại ấm cổ nhỏ được làm từ men ngọc của lò gốm Long Tuyền thời nhà Tống. Hình ảnh: Wantubizhi

Đội khảo cổ còn vui mừng ra mặt và nói vui rằng: "Thật may ở đây bị đồn có "ma ám"!". Đúng là dù không biết những âm thanh ghê rợn kia xuất phát từ đâu nhưng cũng nhờ vào lời đồn đó mà những bảo vật này mới được giữ gìn nguyên vẹn, không thì đã sớm bị những tên đạo tặc trộm mất từ lâu.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM