Bởi mỗi chiếc quan tài có trọng lượng lên tới hàng trăm kg và với công nghệ lạc hậu như thời xưa thì làm sao người dân thời đó có thể treo chúng lên vách núi.
Thuật ngữ "quan tài treo" lần đầu được biết đến qua tập 'Dư địa chí' do Cố Dã Vương (518-581) có đề cập tới. Có thể thấy từ 1500 năm trước, nghi lễ treo quan tài trên vách núi của người Trung Quốc đã trở nên rất phổ biến. Ngày nay, các tỉnh như Giang Tây, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Phúc Kiến và Hồ Nam đều là những khu vực xuất hiện nhiều quan tài treo nhất.
Vào năm 1978, Cục Di tích Văn hóa Giang Tây đã tổ chức một cuộc nghiên cứu đặc biệt những chiếc quan tài treo tại núi Long Hổ (Long Hổ Sơn). Sau khi thẩm định, niên đại của những chiếc quan tài này đã khiến các chuyên gia bất ngờ.
Những chiếc có niên đại ít nhất là từ thời nhà Đường, nhà Tống và xa nhất là vào thời Xuân Thu, cách đây hơn 2.600 năm. Đặc biệt, trọng lượng của các quan tài treo này ít nhất cũng hơn 150 kg, nặng nhất lên tới 500 kg.
Câu hỏi đánh đố chuyên gia
Trải qua mấy chục năm, các chuyên gia vẫn không tìm được câu trả lời giải thích đúng nhất về việc làm sao người xưa có thể đưa những chiếc quan tài nặng đến vậy treo lên vách núi.
Cuối cùng, tới năm 1997, Tập đoàn Du lịch Long Hổ Sơn và đoàn chuyên gia đã quyết định trao thưởng 300.000 NDT cho ai tìm được đáp án.
Hình ảnh quan tài treo nổi tiếng của Trung Quốc. (Ảnh từ Sohu)
Dù họ nhận được rất nhiều câu trả lời như dùng khinh khí cầu, thang hay cọc… nhưng đoàn chuyên gia vẫn không tìm được đáp án đúng. Tuy nhiên, sau khi một người nông dân ở Long Hổ Sơn tới và đã vén bức màn bí mật về quan tài treo chỉ với 1 từ là "CẦU VỒNG".
Vừa nghe xong, các chuyên gia chợt ồ lên thích thú, hóa ra đáp án chỉ đơn giản như vậy. Trên thực tế từ "cầu vồng" theo tiếng địa phương ở Giang Tây vốn để chỉ một phương pháp vận chuyển vô cùng quen thuộc của họ.
Do địa hình tại đây vốn là núi cao, người dân địa phương thường sử dụng những sợi dây được làm từ da động vật, vỏ cây sắn dây, dây lạt từ tre và một số vật liệu khác, rất bền và chắc, có thể chịu được sức nặng lên tới nghìn cân.
Phương pháp vận chuyển quan tài treo này được gọi là "cầu vồng". (Ảnh từ Sohu)
Cụ thể đó là phương pháp vận chuyển tương tự như hệ thống ròng rọc để kéo quan tài lên vách núi. Trên thực tế, các chuyên gia khảo cổ cũng tìm thấy những mẩu dây thừng bên cạnh các di vật của người chết.
Điều này cũng đã củng cố thêm cho quan điểm sử dụng dây thừng để di chuyển quan tài mà người nông dân đã đề cập. Dù vậy vẫn có những ý kiến cho rằng với công nghệ lạc hậu như thời xưa thì khả năng tạo được một loại dây thừng có độ bền lớn như vậy là rất khó.
Tham khảo: Sohu