Các nhà khoa học biến xác nhện thành 'robot thây ma'

Bảo Nam | 26-07-2022 - 11:30 AM

(Tổ Quốc) - Các nhà khoa học đã tìm ra cách điều khiển những con nhện chết như một cánh tay robot để nâng vật nặng.

Trong một nghiên cứu mới, các kỹ sư cơ khí thuộc đại học Rice đã tìm ra cách để biến xác của những con nhện thành một bộ gắp cơ học. Và chúng thậm chí có thể nhặt những vật thể lớn hơn chính bản thân chúng. Họ gọi những con nhện thây ma này là "Necrobotic".

“Có một vài trường hợp, là những con nhện sau chết, chính là kiến trúc hoàn hảo cho những bộ gắp quy mô nhỏ, có nguồn gốc tự nhiên", Daniel Preston, thuộc Trường Kỹ thuật George R. Brown của Đại học Rice, cho biết.

Các nhà khoa học biến xác nhện thành 'robot thây ma' - Ảnh 1.

Xác con nhện được kích hoạt để nhặt đồ vật.


Các kỹ sư đã sử dụng nhện sói cho nghiên cứu của họ. Đây là loài nhện có thể nâng vật nặng lớn hơn 130% trọng lượng cơ thể của chúng. Và về cơ bản, nhện sử dụng huyết áp như một dạng thủy lực để di chuyển các chi của chúng. Có một khoang gần đầu của chúng, gọi là buồng prosoma, sẽ co lại để đưa máu đến các chi, buộc chân chúng phải mở rộng ra, còn khi áp lực giảm, chân sẽ co lại .

Và đó là lý do khi nhện chết, tim chúng ngừng đập, áp suất mất đi và chúng sẽ cuộn tròn lại thành một quả bóng. Và các nhà khoa học đã ghép nối hệ thống áp suất tự nhiên này với một ống tiêm đầy không khí để tạo thành một cánh tay robot tiện dụng.

Các nhà khoa học biến xác nhện thành 'robot thây ma' - Ảnh 2.

Một hình minh họa cho thấy quá trình các kỹ sư cơ khí của Đại học Rice biến những con nhện đã chết thành những chiếc kẹp như cánh tay robot để nắm các vật dụng khi được kích hoạt bởi áp suất thủy lực.

“Lĩnh vực này rất thú vị vì chúng tôi được sử dụng các loại vật liệu và cơ cấu truyền động chưa được khai thác trước đây”, trợ lý giáo sư Daniel Preston cho biết. Và theo Preston, tiềm năng ứng dụng của nghiên cứu trong tương lai sẽ bao gồm các lĩnh vực như lắp ráp vi điện tử.

Kết quả cho thấy xác của những con nhện sói bền bỉ tới mức đáng kinh ngạc. Chúng có thể trải qua khoảng 1.000 chu kỳ đóng mở chân trước khi các khớp bắt đầu hỏng. Và thậm chí, vấn đề này có thể được giải quyết chỉ bằng cách thêm một lớp phủ polyme để ngăn chặn việc phân hủy sinh học.

Và một điều thú vị nữa là con nhện càng nhỏ, nó càng có thể nâng trọng lượng tương ứng với trọng lượng của chính bản thân nó.

Biến nhện chết thành cánh tay robot

Tham khảo Techcrunch, studyfinds

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM