Bức thư 400 năm 'không thể mở' của nữ hoàng Scotland: Chuyên gia dùng công nghệ X-quang, hóa giải bí ẩn mà không cần bóc thư!

Karry Trần | 07-10-2021 - 21:26 PM

(Tổ Quốc) - Bức thư đã được nữ hoàng Mary gấp theo một cách đặc biệt (letter-locking) khiến không ai có thể mở mà không làm rách lá thư.


Nữ hoàng Scotland: Cuộc đời bất hạnh và bức thư bí ẩn

Vào ngày 8/2/1587, vài giờ trước khi bị hành quyết, nữ hoàng Mary của Scotland đã viết một bức thư gửi cho em chồng là vua Henry Đệ Tam của Pháp. Đó có thể là bức thư cuối cùng trong cuộc đời bi thương của bà, bà còn chưa kịp ký tên và gửi nó đi.

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, bà chỉ có thể gập đi gập lại những trang giấy, cắt một mảnh trong trang giấy rồi đục lỗ và xâu nó theo một cách để chỉ người hiểu rõ kỹ thuật đặc biệt này mới có thể mở được mà không làm rách lá thư.

Bức thư 400 năm không thể mở của nữ hoàng Scotland: Chuyên gia dùng công nghệ X-quang, hóa giải bí ẩn mà không cần bóc thư! - Ảnh 2.

Nữ hoàng Mary của Scotland năm 1849 (Nguồn: Internet)

Sáu giờ sau, bà bị đao phủ hành quyết theo lệnh của cô mình là nữ hoàng Elizabeth nước Anh. Bức thư cuối cùng đó đã được coi là một trong những hiện vật quan trọng nhất của lịch sử Scotland bởi nó là một nguồn tài liệu gốc quý giá, góp phần giải mã những bí mật còn ẩn sâu sau lớp sương mờ của lịch sử.

Kỹ thuật mà nữ hoàng Mary đã sử dụng là một trong những ví dụ điển hình của kỹ thuật "khóa thư" (letter-locking), với cách thức giống như việc mã hóa các tin nhắn và thư điện tử ngày nay chúng ta thường thấy.

Kỹ thuật "khóa thư" đã tồn tại qua nhiều thế kỷ và đóng vai trò quan trọng trong lịch sử của kỹ thuật bảo mật.

Mặc dù kỹ thuật đặc sắc này đã dần bị thay thế từ những năm 1830 với sự ra đời của những chiếc phong bì được sản xuất hàng loạt, nhưng gần đây nó đã khơi gợi một ý tưởng mới trong các học giả.

Họ đã phải đối mặt với một vấn đề: Làm thế nào để bạn có thể đọc được nội dung của những bức thư như vậy mà không làm hỏng vĩnh viễn những mảnh ghép lịch sử vô giá?


Hóa giải câu hỏi lịch sử "khó nhằn"

Một nhóm gồm 11 nhà khoa học, học giả tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) và nhiều viện nghiên cứu khác đã công bố nghiên cứu mới của họ về một kỹ thuật thực tế ảo cho phép họ có thể đọc được những bức thư bí mật mà không tác động đến kết cấu vốn có của chúng.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications, nhóm nghiên cứu đã phân tích quá trình mở bốn bức thư chưa gửi được viết trong giai đoạn 1680 và 1706. Các bức thư đã được gửi vào một hòm thư bằng gỗ ở Den Haag (Hà Lan). Bên trong đó chứa nhiều vật phẩm, bao gồm 577 chữ cái chưa từng được đọc.

Bức thư 400 năm không thể mở của nữ hoàng Scotland: Chuyên gia dùng công nghệ X-quang, hóa giải bí ẩn mà không cần bóc thư! - Ảnh 5.

Bức thư và quá trình mở ra từng nếp gấp bằng thiết bị tia X (Ảnh: nytimes.com)

Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến, các nhà nghiên cứu đã quét các bức thư với một thiết bị tia X. Kết quả cho ra những hình ảnh ba chiều – giống như một máy quét (scan) trong y khoa – tiết lộ cấu hình bên trong của thư.

Sau đó một máy tính sẽ phân tích các hình ảnh để lặp lại các nếp gấp và cuối cùng là dùng kỹ thuật xử lý hình học để đưa các lớp đó vào một mặt phẳng. Toàn bộ phần chữ viết tay để có thể đọc được một cách bình thường.

Bức thư 400 năm không thể mở của nữ hoàng Scotland: Chuyên gia dùng công nghệ X-quang, hóa giải bí ẩn mà không cần bóc thư! - Ảnh 6.

Kỹ thuật mở khóa thư mới này đã mở ra cánh cửa mới cho hàng loạt các nghiên cứu thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó phải kể đến lịch sử, bảo mật thư tín, xã hội học, kinh tế tài chính…, đặc biệt, giúp các nhà nghiên cứu tiếp cận được với nguồn tài liệu khổng lồ chưa được khai thác từ các trung tâm lưu trữ trên khắp thế giới.

Tuy các nhà khoa học giờ đây đã có thể đọc được bức thư này, song, vì những lý do khác nhau, mà cụ thể nhất là bối cảnh các mối quan hệ hoàng gia ở châu Âu vô cùng phức tạp, có những bí mật nhất định phải được cất giấu, mà nội dung bức thư cuối cùng của nữ hoàng Mary của Scotland có thể sẽ không bao giờ được công bố trước công chúng.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM