Bóng World Cup 2022 được SpaceX phóng vào vũ trụ

Đông Phong | 20-12-2022 - 13:43 PM

(Tổ Quốc) - SpaceX và Qatar Airways vừa kết hợp đưa 2 trái bóng chính thức của World Cup vào vũ trụ trước cả khi giải đấu được bắt đầu.

SpaceX và Qatar Airways vừa kết hợp đưa 2 trái bóng chính thức của World Cup vào vũ trụ trước cả khi giải đấu được bắt đầu.

Bóng World Cup 2022 được SpaceX phóng vào vũ trụ - Ảnh 1.

SpaceX và Qatar Airways vừa ghi một bàn thắng phi thường theo đúng nghĩa đen khi phóng hai quả bóng thi đấu chính thức của FIFA World Cup ra ngoài vũ trụ. Được biết hai quả bóng được đưa vào bầu khí quyển và đạt độ cao 123km so với Trái Đất và có tốc độ tới 8272 km/h.

Chúng đã trải qua hành trình từ Los Angeles đến Doha rồi lại được vận chuyển đến Florida để thực hiện vụ phóng.

Bóng World Cup 2022 được SpaceX phóng vào vũ trụ - Ảnh 2.

Theo như space.com, chúng đã có mặt trên tên lửa Falcon 9 trong chặng đầu tiên của hành trình dài tới 1300km, sau đó trở lại Trái Đất trên tàu không người lái của SpaceX và đáp xuống vị trí cách bờ biển Đại Tây Dương vài trăm km. Sau đó chúng được Qatar Airways đưa tới Sân bay Quốc tế Famad, nơi chúng được trao cho các quan chức của World Cup.

Bóng World Cup 2022 được SpaceX phóng vào vũ trụ - Ảnh 3.

Đây là hành trình huyền thoại của một giải đấu huyền thoại - Qatar Airways cho biết.

Trái bóng chính thức của World Cup được Adidas sử dụng keo và mực in bền vững. Nó có tên là Al Rihla - hành trình hoặc chuyến du ngoạn trong tiếng Arab. Chính vì vậy chuyến hành trình lên vũ trụ của trái bóng này càng đặc biệt hơn cả.

Tuy nhiên đây cũng không phải là lần đầu tiên bóng đã được đưa ra ngoài vũ trụ. Vào năm 2018, các phi hành gia người Nga đã từng đưa một quả bóng Adidas Telstar 18 đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trước khi quay trở lại Sân vận động Luzhniki ở Moskva. Nó đã di chuyển 50 triệu km trong 74 ngày trên không gian.

Theo một số nguồn tin, Adidas sẽ gửi một số quả bóng lên tàu vũ trụ Dragon do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ký hợp đồng để nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Quốc gia của ISS.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM