Bộ tranh quý trong Bảo tàng Cố Cung, 12 trang chỉ vẽ "nước" nhưng chuyên gia phải thốt lên: Không thể rời mắt!

Diệu Thúy | 09-10-2021 - 11:22 AM

(Tổ Quốc) - Bức tranh lụa trong Bảo tàng Cố Cung dù chỉ vẽ sóng nước nhưng tại sao lại thu hút đến vậy?

Bức tranh lụa đặc biệt

Hội họa Trung Quốc có lịch sử lâu đời với chủ đề đa dạng, người, hoa lá, chim muông, kiến ​​trúc, phong cảnh đều có thể được đưa vào tranh. Thế nhưng nếu ai đó đã từng có cơ hội đến thăm Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh, thì chắc hẳn không thể nào quên được một bộ tranh rất đặc biệt.

Ở nền hội họa cổ đại, mặc dù nước là yếu tố thường thấy và thường xuyên được vẽ trong tranh, nhưng nhìn chung nó chỉ là những nét vẽ thêm thắt, đóng vai trò phụ trong tổng thể bức tranh.

Ấy vậy mà bộ tranh này lại hoàn toàn khác, "nước" gần như là đối tượng duy nhất được miêu tả. Điều này cũng đã khơi dậy sự quan tâm lớn của nhiều bảo tàng văn hóa và những người yêu thích nghệ thuật thư pháp hội họa.

Bộ tranh quý trong Bảo tàng Cố Cung, 12 trang chỉ vẽ nước nhưng chuyên gia phải thốt lên: Không thể rời mắt! - Ảnh 2.

Bảo tàng Cố cung ở Bắc Kinh. Hình ảnh: Baijiahao

Đây là bức tranh lụa phong cảnh của Mã Viễn, một họa sĩ cung đình nổi tiếng thời Nam Tống, được hoàn thành vào năm Gia Định thứ 5, khoảng năm 1212 sau Công Nguyên. Nó bao gồm 12 trang riêng biệt, nhưng điểm chung là tất cả đều lấy chủ đề "nước".

Trang đầu tiên không có tiêu đề, và đã bị rách mất một nửa. Theo đánh giá của các chuyên gia, trang đầu tiên được cho là vẽ mặt hồ vào mùa thu vàng, với những con sóng nhẹ nhàng ở phía xa xa, và dần dần mạnh mẽ hơn.

Trang thứ hai tên là "Động Đình phong tế", rõ ràng đây chính là hồ Động Đình vào ngày xuân tiết trời ấm áp. Những con sóng mềm mại, mỏng manh, từng lớp từng lớp, cuối cùng biến mất vào phía xa, tạo thành một khung cảnh phiêu du.

Bộ tranh quý trong Bảo tàng Cố Cung, 12 trang chỉ vẽ nước nhưng chuyên gia phải thốt lên: Không thể rời mắt! - Ảnh 4.

Trang tranh thứ ba có tên là "Tầng ba trùng lãng", những con sóng trên bức tranh là những làn sóng hỗn loạn, kéo dài vô tận. Hình ảnh: Baijiahao

Phong cách tranh ở trang thứ tư đã đột ngột thay đổi, nó được gọi là "Hàn Đường thanh thiển", miêu tả dòng suối chảy róc rách, nhấp nhô đầy uyển chuyển.

Bộ tranh quý trong Bảo tàng Cố Cung, 12 trang chỉ vẽ nước nhưng chuyên gia phải thốt lên: Không thể rời mắt! - Ảnh 5.

Trang thứ năm có tên là "Trường Giang phương khoảnh", mô tả khung cảnh kỳ vĩ ở trung và hạ lưu sông Dương Tử. Bức tranh vừa tráng lệ vừa chi tiết, ở góc độ tổng thể thì sông không ngừng lao ra biển lớn, ở góc độ chi tiết thì sóng lăn tăn cùng chiều, mờ dần về phía xa. Hình ảnh: Baijiahao

Bức tranh ở trang 6 còn thú vị hơn nữa, nó được gọi là "Dòng chảy ngược sông Hoàng Hà" miêu tả khoảnh khắc tráng lệ nhất của dòng sông mẹ. Sông Hoàng Hà hiện lên với chồng chất những con sóng khổng lồ, đổ ầm ầm, xô đẩy về phía trước và ngược dòng. Bức tranh này được coi là đẹp nhất.

Bộ tranh quý trong Bảo tàng Cố Cung, 12 trang chỉ vẽ nước nhưng chuyên gia phải thốt lên: Không thể rời mắt! - Ảnh 6.

Bức tranh số 6 "Dòng chảy ngược sông Hoàng Hà". Ảnh: Baijiahao

Từ trang thứ 7 đến trang thứ 9 đều khắc họa làn nước mùa thu của những hồ nổi tiếng trong Cố Cung.

Bộ tranh quý trong Bảo tàng Cố Cung, 12 trang chỉ vẽ nước nhưng chuyên gia phải thốt lên: Không thể rời mắt! - Ảnh 7.

Trang thứ 3 của cuộn tranh lụa. Hình ảnh: Baijiahao

Trang thứ 10 khắc họa sống động về những con sóng lớn của biển khơi. Trang thứ 11 là mặt hồ dưới ánh mặt trời lặn, mặt hồ gợn sóng ánh vàng, thanh bình yên ả. Trang 12 đúng như tên gọi, nơi đây có nhiều lớp sóng mịn, sóng nước không bị xáo trộn, chỉ có một vài con mòng biển trên mặt hồ phẳng lặng.

Kiệt tác cung đình

Các thế hệ sau phân tích rằng có lẽ đây là tác phẩm của Mã Viễn khi ông làm việc trong học viện hội họa triều đình vào thời Tống Ninh Tông. Khi đó, mỗi khi hoàn thành một bức tranh, ông đều phải gửi tặng Dương thái hậu. Mười hai bức "Thủy đồ" này cũng không ngoại lệ, những cái tên mà chúng ta nhìn thấy đều là do Dương hoàng hậu năm đó viết ra.

Bộ tranh quý trong Bảo tàng Cố Cung, 12 trang chỉ vẽ nước nhưng chuyên gia phải thốt lên: Không thể rời mắt! - Ảnh 9.

Một trong các trang của cuộn tranh lụa. Hình ảnh: Baijiahao

Hơn nữa, bộ tranh này chính là những gì Mã Viễn thấy và vẽ dựa trên kinh nghiệm sống của bản thân, được Dương thái hậu đánh giá cao. Các nhà sưu tập của các thế hệ trước đều coi tác phẩm này như một báu vật, và các nhà sưu tập nổi tiếng như Cảnh Chiêu Trung, Lương Thanh Tiêu... đều để lại con dấu của họ.

Vào thời Càn Long, kiệt tác này lọt vào Nội vụ triều Thanh và trở thành bộ sưu tập quý của Tử Cấm Thành. Vào cuối thời nhà Thanh và đầu thời Trung Hoa Dân Quốc, nó được lưu truyền ra khỏi hoàng cung và hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Cố Cung.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM