Bị rắn cắn, người phụ nữ phải tới Bạch Mai điều trị: Là loài hiếm gặp, rất nguy hiểm

Hoa Hướng Dương | 05-05-2022 - 15:52 PM

(Tổ Quốc) - Đây là loài rắn có thể gây tử vong cho con người.

Mới đây, vào ngày 3/5/2022, một thành viên có tên B.M.L (tới từ Lạc Sơn - Hòa Bình) đã đăng tải các bức ảnh về một con rắn trên nhóm Nhận dạng Rắn và Sơ cứu Rắn cắn tại Việt Nam (SIFASV) với câu hỏi:

Các bác vui lòng cho em hỏi gấp với, chị gái em mới bị rắn này cắn, tay đang sưng và tê mà không biết đây là rắn gì ạ?

Bị rắn cắn, người phụ nữ phải tới Bạch Mai điều trị: Là loài hiếm gặp, rất nguy hiểm - Ảnh 1.
Bị rắn cắn, người phụ nữ phải tới Bạch Mai điều trị: Là loài hiếm gặp, rất nguy hiểm - Ảnh 2.
Bị rắn cắn, người phụ nữ phải tới Bạch Mai điều trị: Là loài hiếm gặp, rất nguy hiểm - Ảnh 3.

Đây là loài rắn gì?

Câu hỏi này đã nhận được nhiều bình luận khuyên người nhà nên đưa nạn nhân đến bệnh viện gấp vì con rắn này là một loài rắn rất nguy hiểm, Ngay sau đó, thành viên này đã đưa chị gái của mình đến bệnh viện Bạch Mai để điều trị.

Danh tính con rắn độc và mức độ nguy hiểm

Con rắn xuất hiện trong các hình ảnh trên chính là một con rắn lục núi (Tên khoa học là Ovophis monticola) - một loài rắn độc mạnh với chiều dài chỉ khoảng 50 cm, dài nhất khoảng 1,1m và có hoa văn ngụy trang với môi trường rất hoàn hảo.

Chính vì có hoa văn dễ lẫn với môi trường mà người đi rừng rất khó phát hiện ra chúng và nếu vô tình giẫm lên loài rắn này thì theo bản năng, chúng sẽ đớp trả. Tại nước ta thì rắn lục núi phân bố ở Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum...

Đặc điểm nhận dạng: Rắn lục núi có kích thước trung bình với thân hình trụ tròn, ngắn, chắc, đầu hình tam giác đặc trưng ở các loài rắn lục. Mặt trên của rắn phủ những vảy nhỏ, vảy trên đầu nhẵn; mắt của chúng cũng khá nhỏ, mõm ngắn.

Mặt lưng của rắn có màu nâu nhạt hay nâu thẫm cùng hoa văn nâu thẫm lớn có độ đậm hơn xếp không đều; hai bên sườn có những vết nhỏ; mặt bụng của rắn lục núi có màu trắng hay vàng.

Thức ăn chính của loài rắn này là các động vật nhỏ như chuột, chim, thằn lằn, ếch nhái; thời gian săn mồi của rắn lục núi là vào ban đêm, ban ngày chúng lẩn trốn trong nơi trú ẩn. Hiện số lượng ngoài tự nhiên của loài rắn này rất ít (mức độ đe dọa: R - cấm săn bắt).

Do thói quen ẩn náu vào ban ngày và hoạt động về đêm, lại sống trong rừng núi có độ cao lên tới 1.500m so với mực nước biển nên rất hiếm trường hợp tử vong liên quan đến loại rắn này. Cho đến nay mới chỉ có 1 trường hợp được ghi nhận ở Meghalaya, Ấn Độ năm 2017).

Tuy nhiên giống như các loài rắn lục khác, rắn lục núi, theo trang Vncreatures, được đánh giá là một trong những loài rắn có nọc độc mạnh và có thể gây tử vong nhanh chóng. Nạn nhân cần nhanh chóng đưa tới bệnh viện gần nhất để được chữa trị kịp thời.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM