Đã 13 năm kể từ khi Paul Sullivan phụ trách chuyên mục "Wealth Matters" trên tờ The New York Times. Sau từng ấy thời gian, suy nghĩ của người Mỹ về tài sản và những người giàu có đang dần có sự thay đổi rõ rệt.
Từ thời điểm đó, Sullivan đã thiết lập một hồ sơ theo dõi về việc liệt kê các thay đổi xung quanh ý nghĩa của việc giàu có ở đất nước này. Cụ thể, một cộng đồng trực tuyến được tạo ra để mọi người thảo luận về ý nghĩa thực sự của việc giàu có, thói quen kiếm tiền của những người giàu có và sang chảnh, và điều gì của tỷ phú đáng được học hỏi.
Bạn có thể trở nên giàu có "cho dù bạn là giáo viên hay tỷ phú"
Sullivan đưa ra định nghĩa về sự giàu có không phải nằm ở việc bạn có bao nhiêu tiền mà là số tiền bạn tiết kiệm được cho phép bạn làm được việc gì. Ông nói: "Người giàu có là những người khi họ muốn làm một việc gì đó bạn có thể làm được, bất kể bạn làm nghề gì, dù giáo viên hay tỷ phú."
Ông đưa ra ví dụ, cho dù là một doanh nhân tỷ phú như Jon Huntsman hay dì ruột của ông ấy – một người giáo viên đã nghỉ hưu thì họ đều có thể mua thứ mà họ muốn cho bản thân, đi du lịch thăm gia đình khi họ muốn. Đó chính là sự giàu có thật sự.
Sullivan cũng nói thêm nói thêm: "Thiếu sự kiểm soát đối với việc ra quyết định tài chính của mình là một dấu hiệu cho thấy bạn không phải là người giàu có."
Giới thượng lưu đích thực sẵn sàng chi tiền khủng cho những trải nghiệm khác biệt
Phần lớn các nội dung mà Sullivan tập trung vào tin tức tài chính mà những người ở khung thuế cao có thể sử dụng hoặc các bài học kinh nghiệm từ những người "siêu giàu" mà những người từ tầng lớp trung lưu có thể sử dụng tốt.
Thế nhưng còn một nội dung thứ ba mà Sullivan quan tâm đó chính là sự "thỏa mãn" khi có thể tiếp cận với những sở thích và cá nhân của những người siêu giàu chỉ chiếm 1% dân số thế giới.
Trong thế giới mà Sullivan nhắc đến, các câu lạc bộ đua xe thể thao hay các chế độ hay đãi ngộ giá trị lên đến 5 con số đều xứng đáng để bạn bỏ tiền ra trải nghiệm khi bạn có niềm đam mê sâu sắc với nó.
"Điều duy nhất tôi vô cùng muốn làm và tôi mơ ước là bay riêng," anh nói. "Nhưng nó thật sự quá đắt. Tôi đã làm được việc này này tại nhà máy Gulfstream, mặc dù chỉ đơn giản là bay một vòng quanh Savannah. Trải nghiệm đó thật tuyệt vời".
Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ cảm thấy thật khó để có thể hiểu được các khoản chi phí và sức lao động mà giới nhà giàu đổ vào những sở thích của họ nếu bạn không đam mê chúng,
"Thế nhưng chính sự giàu có đôi khi cũng làm mất đi sự lãng mạn ngay cả những người sở hữu những chiếc du thuyền khổng lồ," ông ấy nói thêm. "Tôi nghĩ, thay vì một chiếc du thuyền 300 foot, tôi càng mong muốn có một người bạn đồng hành với tôi trên chiếc du thuyền đó."
Bí mật đáng giá nhất của những người giàu có
Trong suốt thời gian nghiên cứu về người giàu, Sullivan đã thu thập được gần 5.000 nguồn tin liên quan đến sự giàu có ở Mỹ. Không có gì ngạc nhiên khi lời khuyên số 1 từ đại đa số mọi người đều khá đơn giản đó chính là: "Có một kế hoạch. Hãy viết mọi thứ ra giấy."
Ông ấy chỉ ra rằng: "Tuy nghe thì khá đơn giản thôi, nhưng điều quan trọng là phải biết được bạn đã kiếm được bao nhiều tiền, và đang tiết kiệm được bao nhiêu, chi phí cho sinh hoạt thường ngày là bao nhiêu. Đó là một bài tập thường ngày tẻ nhạt, thế nhưng mọi người luôn cảm thấy bị sốc khi thực hiện."
Sullivan kể rằng: "Những người siêu giàu có thường viết xuống những khoản chi tiêu của họ và họ đọc nó."
Ông nói tiếp: "Những người giàu có nhất và thành công nhất đều có kế hoạch cho riêng mình. Và họ không phải tuân thủ kế hoạch một cách cứng nhắc. Họ thường xuyên xem xét, sửa đổi nó và họ biết mình đang chi tiêu vào việc gì."
Sullivan khẳng định rằng bằng cách viết ra tất cả mọi thứ, bạn sẽ bắt đầu có ý thức về "quỹ tích kiểm soát" - một chủ ý về tiền bạc phổ biến của những người có khối tài sản nhất định nhằm họ có thể tự do chi tiêu cho những thứ họ muốn.