Bên ngoài làng Bàng Lưu, thị trấn Đại Triệu, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc từ lâu đã xuất hiện một gò đất kỳ lạ. Người dân chỉ truyền tai nhau đây là nơi chôn cất một gia đình quý tộc ở làng, còn chủ nhân hay có gì bên trong gò đất thì mọi người đều không biết.
Đến năm 2004, một vụ trộm mộ ác ý đã xảy ra tại nơi đây. Những kẻ trộm sử dụng chất nổ cùng nhiều công cụ có tính hủy diệt cao để bí mật đào ngôi mộ với mong muốn tìm kiếm các bảo vật.
Chỉ qua một đêm, gò đất yên tĩnh hầu như đã bị phá hủy hoàn toàn trước sự ngỡ ngàng của người dân địa phương. Họ ngay lập tức báo lên chính quyền, hy vọng có thể tìm thấy những di vật đã mất.
Đội khảo cổ học Tây An đến địa điểm và quyết định điều tra ngôi mộ. Mới đầu, đội mới chỉ xác định được quy mô ngôi mộ là rất lớn, cũng như cách thức ngôi mộ được an táng theo hệ thống tang lễ thời nhà Đường.
Dân làng chỉ sản xuất nông nghiệp xung quanh gò đất và coi đây là nơi linh thiêng của làng. (Ảnh: Sohu)
Sau nhiều cố gắng đến từ đội khảo cổ thì cuộc khai quật bắt buộc phải dừng lại. Nếu sử dụng công nghệ bây giờ để tiến hành khai quật rất có thể lăng mộ sẽ bị phá hủy thêm một lần nữa.
Mãi cho đến 4 năm sau, khi nhận thấy do lăng mộ bị sập nhiều lần do địa chất của làng thay đổi, đoàn khảo cổ đã phải tiến hành khai quật, trùng tu lăng mộ. Những phát hiện tiếp theo sau cuộc khai quật được mở rộng khiến các nhà khảo cổ học kinh ngạc.
QUY MÔ KHỔNG LỒ CỦA NGÔI MỘ
Công cuộc khai quật diễn ra hết sức phức tạp. (Ảnh:Sohu)
7 hàng hiên, một chiếc quan tài đá lên tới 27 tấn cùng những mảnh ngọc bích vỡ đã được tìm thấy bên trong lăng mộ.
Ngay cả lăng mộ Chương Hoài Thái tử, con trai của Võ Tắc Thiên và Lý Trị cũng chỉ có 5 hàng hiên. Qua đây để thấy rằng chủ nhân lăng mộ chắc hẳn là một nhân vật nắm giữ vị trí cao trong hoàng cung.
Bảo vật quan tài đá nặng tới 27 tấn, được tạc hoàn toàn từ đá cẩm thạch trắng, hình dáng mô phỏng theo cung điện nhà Đường. Đây cũng là lớp vỏ đá sơn son thếp vàng lớn nhất trong số các quan tài đá đã được khai quật vào thời nhà Đường.
Khó khăn nhất trong cuộc khai quật đó là xác định danh tính chủ nhân lăng mộ. Mọi chi tiết tìm thấy chưa đủ để đi đến bất kỳ kết luận nào. Hơn nữa, theo ghi chép của sách Toàn Đường Thư thì lăng lẩm không được chôn cất ở khu vực này.
Bằng sự trợ giúp đến từ dân làng, việc tìm kiếm danh tính lăng mộ có bước phát triển mới. (Ảnh: Sohu)
Trong lúc cuộc tìm kiếm đi đến bế tắc thì bất ngờ một bác nông dân đi đến và nói với chuyên gia: "Tôi biết!". Bác nông dân nói rằng mình biết chủ nhân ngôi mộ là ai và cùng dân làng dẫn đoàn khảo cổ đến đến một nơi khá hẻo lánh.
Tại đây, các chuyên gia tìm thấy một bia mộ được bảo quản khá tốt, trên bia có khắc tên một cung nữ họ Lưu.
Nếu theo sử sách ghi lại, cung nữ này chính là người hầu hạ thân thiết của phi tần Võ Huệ. Sau khi người cung nữ mất, Võ Huệ đã sắp xếp chôn cất để cùng với lăng mộ của mình. Phát hiện này đã tạo bước ngoặt lớn, quan trọng trong việc tìm kiếm chủ nhân ngôi mộ.
Mảnh ngọc bích trắng tìm thấy có khắc ký tự đặc biệt. (Ảnh: Sohu)
Khu vực tìm kiếm lăng mộ, các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số ký tự "Tự quyết" và "Trinh Thuận" được khắc trên những mảnh ngọc bích trắng. Điều đặc biệt này hoàn toàn phù hợp với nội dung lời than thở của Vương hậu Trinh Thuận trong Toàn Đường Thư.
Hình ảnh chân dung còn sót lại của vương phi Võ Huệ. (Ảnh: Sohu)
Qua hai giả thuyết trên, các chuyên gia có thể chắc chắn rằng danh tính chủ nhân của ngôi mộ chính là người thiếp Võ Huệ được Đường Huyền Tông yêu quý.
Dù chỉ là thê thiếp nhưng nàng rất được hoàng thượng sủng ái, và đã khiến Vương hậu Trinh Thuận phải viết nên những dòng bộc bạch tâm sự như Toàn Đường Thư đã ghi lại.
Tham khảo: Sohu