Áp lực bán tăng mạnh về cuối phiên, VN-Index mất hơn 7 điểm trong phiên giao dịch cuối tháng 11

Long Nhật | 30-11-2020 - 09:56 AM

(Tổ Quốc) - Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu ngân hàng tăng khá mạnh như TPB, HDB, LPB, TCB, MBB nhưng điều này không đủ giúp thị trường tránh khỏi phiên giảm sâu. Trong đó, TPB tăng kịch trần lên 22.300 đồng khi hôm nay là ngày GDKHQ nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Phiên giao dịch chiều diễn ra với áp lực bán tăng mạnh trên toàn thị trường. Lực bán tăng lên đáng kể từ sau 14h khiến thị trường chìm sâu trong sắc đỏ. Ở nhóm Bluechips, hàng loạt cổ phiếu lớn như BVH, FPT, HPG, MSN, VIC, VNM, VJC, PLX, PNJ,…cùng một số cổ phiếu ngân hàng CTG, BID, VCB, VPB…giảm sâu đã tác động tiêu cực tới thị trường.

Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu ngân hàng tăng khá mạnh như TPB, HDB, LPB, TCB, MBB nhưng điều này không đủ giúp thị trường tránh khỏi phiên giảm sâu. Trong đó, TPB tăng kịch trần lên 22.300 đồng khi hôm nay là ngày GDKHQ nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Đà giảm không chỉ tập trung ở nhóm vốn hóa lớn mà lan tỏa ra nhiều nhóm ngành khác như bất động sản, xây dựng, dầu khí, thép, hàng không…

Nhóm khu công nghiệp có phiên giao dịch tương đối tích cực với nhiều mã ngược dòng tăng điểm, có thể kể tới như NTC, SIP, BCM, KBC…

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 7,14 điểm (0,71%) xuống 1.003,08 điểm; HNX-Index giảm 0,31% xuống 147,7 điểm và chỉ có UPCom-Index giữ được sắc xanh khi tăng nhẹ 0,03% lên 66,81 điểm. Thanh khoản thị trường duy trì mức rất cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt gần 13.000 tỷ đồng.

Khối ngoại mua ròng 150 tỷ đồng trên toàn thị trường, lực mua tập trung chủ yếu vào chứng chỉ quỹ FUEVFVND (309 tỷ đồng), DHC (50 tỷ đồng)…

===============================

Phiên giao dịch sáng diễn ra khá giằng co và chỉ số VN-Index biến động khá hẹp xoay quanh ngưỡng 1.010 điểm. Nhiều cổ phiếu lớn như BVH, CTG, HPG, MSN, VCB, VIC, VNM, VJC, PLX, BID…giảm điểm đang tác động tiêu cực tới tâm lý thị trường.

Nhiều nhóm cổ phiếu như dầu khí, thép, chứng khoán…cũng chịu áp lực bán và phần lớn giảm điểm trong sáng nay.

Ở chiều ngược lại, nhóm Khu công nghiệp giao dịch khá tốt với nhiều mã tăng như NTC, PHR, SZL, SIP, BCM, LHG…Bên cạnh đó, nhóm bất động sản, xây dựng cũng thu hút dòng tiền với nhiều mã tăng khá tốt.

Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm 0,78 điểm (0,08%) xuống 1.009,44 điểm; HNX-Index giảm 0,28% xuống 147,75 điểm và chỉ có UPCom-Index giữ được sắc xanh khi tăng nhẹ 0,01% lên 66,79 điểm. Thanh khoản thị trường duy trì mức cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt gần 7.000 tỷ đồng.

Khối ngoại hiện mua ròng hơn 200 tỷ đồng trên HoSE, trong đó riêng FUEVFVND được mua ròng 310 tỷ đồng.

====================================

Những phút đầu phiên giao dịch diễn ra khá thận trọng và chỉ số VN-Index biến động giằng co quanh mốc 1.010 điểm. Việc nhiều cổ phiếu lớn như CTG, HPG, MSN, VCB, VIC, VNM, VRE…đồng loạt giảm điểm phần nào ảnh hưởng tiêu cực tới diễn biến thị trường.

Điểm sáng lúc này đến từ nhóm Khu công nghiệp với nhiều mã bứt phá mạnh như NTC, PHR, SIP, BCM, LHG…Ngoài ra, nhóm bất động sản, xây dựng cũng xuất hiện nhiều mã tăng tích cực như CTD, DIG, DXG, FCN, HBC, HDG, HDC, KDH…

Với nhóm thép, sau những phiên bứt phá mạnh gần đây, các cổ phiếu này đang chững lại và giao dịch quanh mốc tham chiếu, ngoại trừ POM tiếp tục tăng trần lên 12.300 đồng.

CVT cũng là cái tên đáng chú ý khi tăng trần phiên thứ 10 liên tiếp lên 55.100 đồng. Hiện cổ phiếu này đang dư mua trần 1,6 triệu đơn vị.

Tại thời điểm 10h, chỉ số VN-Index tăng 0,46 điểm (0,05%) lên 1.010,68 điểm; UPCom-Index tăng 0,07% lên 66,83 điểm trong khi HNX-Index giảm 0,4% xuống 147,57 điểm. Thanh khoản thị trường duy trì mức cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt 3.000 tỷ đồng.

=====================================

Trong tuần giao dịch trước, chỉ số VN-Index đã xuất hiện nhịp tăng và chính thức quay trở lại mốc 1.000 điểm sau nhiều lần chỉ số chinh phục bất thành ngưỡng kháng cự này. Tuy nhiên áp lực bán ròng đến từ nhà đầu tư ngoại với tính chất cơ cấu lại danh mục vẫn đang hiện hữu phần nào kìm hãm đà bứt phá hiện tại của thị trường.

Mặc dù vậy, theo đánh giá của CTCK VCBS, những phiên điều chỉnh, nếu có, vẫn mở ra cơ hội cho những nhà đầu tư dài hạn tích lũy thêm các cổ phiếu mục tiêu với mức giá chiết khấu cho danh mục dài hạn trong năm 2021, và theo đó nhà đầu tư có thể xem xét giải ngân với tỷ trọng vừa phải vào một số cổ phiếu vốn hóa trung bình và lớn với triển vọng kinh doanh tốt và đang có đà hồi phục tích cực hơn so với mặt bằng chung của thị trường.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM