Ở nơi công sở, nhiều người có thói quen chủ động trong việc xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp hoặc thậm chí là sếp. Bởi họ cho rằng, chỉ cần quen biết càng nhiều thì càng dễ đứng vững. Nhưng họ lại quên mất rằng, mọi mối quan hệ cá nhân chỉ có thể thực sự phát triển khi bạn có giá trị trao đổi tương đồng.
Tình đồng nghiệp 7 năm không bằng lợi ích cá nhân
Đ.T.T (sn 1992, Hà Nội), hiện đã làm việc ở một doanh nghiệp 7 năm. Trong mắt mọi người, T. luôn là cô gái sống chan hòa và thích giúp đỡ người khác.
Bàn làm việc của ai bị bẩn, cô ấy sẽ chủ động dọn dẹp giúp. Nước uống trong phòng làm việc không còn, cô ấy luôn là người đầu tiên phát hiện và đi lấy. Ai quá bận, cô ấy sẽ đi in tài liệu giúp, hoặc xuống lấy dùm bưu kiện…Cũng nhờ vậy mà T. luôn được mọi người yêu quý hết mực hoặc chính cô đã tự huyễn về loại tình cảm này.
Ban đầu, T. làm ở bộ phận chăm sóc khách hàng suốt 5 năm và sau đó do có sự điều động của tổng công ty nên cô phải chuyển sang bộ phận khác để hỗ trợ mọi người.
Năm ngoái, T. nghỉ sinh em bé và đến bây giờ mới bắt đầu đi làm lại. T. bày tỏ mong muốn được quay trở về bộ phận cũ để có thể sắp xếp được thời gian chăm sóc con tốt hơn. Thế nhưng, chẳng hiểu vì lý do gì, T. bị buộc phải bắt đầu từ vị trí thử việc như một người mới hoàn toàn.
Ai cũng có thể là người ''hai mặt'' ở chốn công sở
Dù rất ấm ức nhưng chẳng có công việc nào tốt hơn nên T. đồng ý. Sau 1 tháng đầu tiên, T. đề nghị với cấp trên được ký hợp đồng chính thức vì dù sao cô cũng là người cũ và có kinh nghiệm. Đáp lại T., trưởng bộ phận thản nhiên nói cô phải hoàn thành đủ 3 tháng và sau đó sẽ được đánh giá xem thực sự phù hợp với công việc hay không, thủ tục trước nay của công ty là vậy.
Quá sốc và căm tức trong lòng, T. viết đơn xin thôi việc và vào thẳng phòng sếp Tổng giám đốc để dãi bày. Cuối cùng, một cuộc họp đã diễn ra giữa ban lãnh đạo và tập thể bộ phận chăm sóc khách hàng.
Đáng nói, khi sếp Tổng đặt câu hỏi: "Ai trong số các bạn đồng ý cho T. được ký hợp đồng chính thức ngay bây giờ thì dơ tay biểu quyết?" thì không hề có cánh tay nào dơ lên. T. nhìn một lượt những gương mặt đã thân thiết với mình bao năm qua bây giờ ai cũng cúi đầu im lặng. Chắc có lẽ, họ sợ rằng chỉ cần lên tiếng thì sẽ đắc tội với trưởng bộ phận chăng? Thật sự quá chua xót cho bản thân cô mà.
Cuối cùng, T. quyết định ra đi và chẳng một ai đưa tiễn.
Đừng vội đặt hết niềm tin vào tình cảm chốn công sở
Chốn công sở vốn là môi trường có tính cạnh tranh cao và luôn chú trọng vào lợi ích cá nhân. Mặc dù, không thể phủ nhận bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm một người bạn trân thành ở cơ quan nhưng trường hợp như vậy khá hiếm hoi. Còn lại, có rất ít người thực sự sẽ đối xử chân thành với bạn ở nơi làm việc, họ cười với bạn chỉ vì muốn lợi dụng để trao đổi lợi ích.
Vậy những ai sẽ luôn được chào đón ở một công ty bất kỳ?
Thứ nhất: Người có mối quan hệ
Điều này rất dễ hiểu, chỉ cần xuất thân của bạn không "bình thường'' như số đông còn lại thì dù là ''ma mới'' bạn cũng được tất cả các ''ma cũ'' yêu quý không cần lý do.
Nếu bạn giỏi, bạn sẽ được mọi người xem trọng
Thứ hai: Người có năng lực
Lúc còn ngồi ở trên ghế nhà trường, thầy cô yêu cầu bạn "học" giỏi. Vậy thì hiện tại khi ngồi trên ghế văn phòng làm việc, cái lãnh đạo cần chính là bạn "làm việc" giỏi.
Hơn nữa, khi bạn có năng lực thì tự nhiên sẽ được đồng nghiệp chú ý và muốn tiếp xúc gần với bạn. Điều này không chứng minh được họ có yêu quý bạn hay không nhưng ít nhất họ đang tìm được một đối tượng để có thể ''nhờ'' khi cần.
Có một câu chuyện rất hay, khi đón con đi học về, thấy một nhóm bọn trẻ bao quanh con mình, người bố mới vui vẻ hỏi con trai:"Con được bạn bè yêu thích thế, trong lớp có nhiều bạn lắm đúng không?"
Nhưng đứa trẻ trả lời không, bảo rằng chỉ có một người bạn, còn những bạn kia vây quanh bé chỉ vì muốn mượn đồ chơi. Ngay cả trẻ em còn sống thực tế như thế, nói gì đến người lớn. Vì vậy, chỉ khi bạn đủ mạnh mẽ, đủ năng lực, có thể mang lại lợi ích cho người khác, bạn mới có thể thực sự nhận được sự thừa nhận từ họ.