Tuy nhiên, bạn không chắc chắn nên bắt đầu từ đâu. Nếu bạn đang gặp trở ngại thì hãy đọc nội dung sau để biết cách chuẩn bị tốt nhất cho cuộc phỏng vấn ở công ty Nhật nhé.
Chuẩn bị kỹ
Dù là tham gia phỏng vấn tuyển dụng tiếng Nhật N3, N2 hay N1, bạn cần nghiên cứu thật kỹ, đặc biệt là tìm ra điểm bạn thích ở công ty và cách thể hiện sự quan tâm của bạn đối với công ty đó.
Mọi người đều thích nhận được lời khen ngợi và nhà tuyển dụng cũng không ngoại lệ. Mặt khác, khi được hỏi lí do muốn làm việc cho công ty, bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng hài lòng khi biết rằng bạn không chỉ tìm hiểu về công ty mà còn thực sự thích và tha thiết mong muốn làm việc với họ.
Thứ hai, bạn nên chuẩn bị một đoạn giới thiệu ngắn về bản thân và nêu bật các kỹ năng, kinh nghiệm có liên quan đến công việc để nhà tuyển dụng biết việc chọn bạn sẽ có lợi cho công ty như thế nào.
Thứ ba, dĩ nhiên đó là biết cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn thường gặp bằng tiếng Nhật. Điều này thoạt nghe có vẻ tốn nhiều công sức, nhưng khi viết ra những câu trả lời hoàn hảo, bạn cũng có thể sử dụng chúng cho các cuộc phỏng vấn sau này.
Ăn mặc đơn giản nhưng chuyên nghiệp
Khi phỏng vấn ở công ty Nhật, bạn nên chọn trang phục đơn giản, sạch sẽ và chuyên nghiệp. Nam giới chỉ nên mặc áo sơ mi trắng và quần đen hoặc xanh đậm cùng với giày phù hợp. Đối với các chị em phụ nữ cũng không quá phức tạp.
Một chiếc váy đen dài đến đầu gối, một chiếc áo blazer phù hợp và áo sơ mi trắng bên trong là điều nên làm. Không đi giày có gót quá cao hoặc quá nhiều phụ kiện. Tránh trang sức, đồ trang điểm và phụ kiện lòe loẹt. Nếu bạn có hình xăm, đừng để lộ ra nhé.
Bạn có thể nghĩ rằng điều này nghe có vẻ hơi quá khắt khe, nhưng đối với cuộc gặp gỡ đầu tiên, bạn nên mặc trang phục cơ bản và tươm tất. Khi đã được tuyển dụng và thấy đồng nghiệp mặc đồ sặc sỡ hơn, bạn cũng có thể thay đổi phong cách của mình.
Đừng đến trễ
Đúng giờ là một trong những nét văn hóa của Nhật Bản, vì vậy hãy cố gắng đến địa điểm phỏng vấn trước thời gian đã định ít nhất 10 phút. Những lời bào chữa như "Tôi không biết chỗ để xe" hoặc "Mất nhiều thời gian hơn tôi dự kiến" sẽ không được chấp nhận. Bạn nên tìm hiểu trước về lộ trình di chuyển đến công ty để không bị trễ hẹn.
Nếu bạn biết mình sẽ không đến kịp vì điều kiện giao thông không thể tránh khỏi, hãy nhớ gọi điện cho nhà tuyển dụng và thông báo về thời gian sẽ có mặt.
Gõ cửa trước khi vào phòng
Trước khi bước vào phòng, hãy gõ cửa để người phỏng vấn biết để chuẩn bị và chỉ vào khi nghe thấy câu trả lời từ phía bên kia. Khi đóng cửa, nhớ thật nhẹ nhàng nhé.
Chào hỏi đúng cách
Sau khi bước vào phòng phỏng vấn, hãy đứng cạnh chiếc ghế và nói cảm ơn về cuộc gặp gỡ cũng như giới thiệu tên và cúi đầu chào (nữ giới sẽ đặt hai tay trước mặt, nam đặt ngang ở hai bên hông). Nếu người phỏng vấn không có trong phòng, hãy ngồi xuống và đợi họ, nhưng hãy đứng lên và chào khi họ bước vào.
Không ngồi xuống cho đến khi người phỏng vấn ra hiệu
Chú ý không ngồi sụp xuống, mà hãy ngồi thẳng lưng và tựa chắc vào lưng ghế. Đặt tay trên đùi và giữ chân thẳng. Đối với nam giới, hãy để một khoảng hở bằng nắm tay giữa hai chân. Không bắt chéo tay hoặc chân vì điều đó được coi là bất lịch sự.
Đừng quên chào hỏi đúng cách khi ra khỏi phòng
Vào cuối buổi phỏng vấn, bạn cũng nên thực hiện các bước tương tự như khi bước vào phòng.
- Cảm ơn người phỏng vấn
- Cúi đầu chào khi ngồi
- Đứng chào một lần nữa, lần này là góc 45 độ
- Trả ghế về vị trí ban đầu
- Cúi đầu chào một lần nữa khi ở ngưỡng cửa và đóng cửa lại.
Phỏng vấn xin việc là bước quan trọng nhất trong quá trình tìm việc, nhưng lại chứa đầy những quy tắc độc đáo của văn hóa Nhật Bản có thể khiến những người nước ngoài không quen với việc này bối rối và căng thẳng. Tuy nhiên, nếu chuẩn bĩ kỹ càng, bạn sẽ hoàn thành buổi phỏng vấn ở công ty Nhật và khiến bản thân trông rất thu hút với các nhà tuyển dụng tiềm năng. Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn làm được điều đó.