Khoanh vùng kỹ năng cần rèn luyện cho sự nghiệp tương lai
Dự đoán đến năm 2025, các bạn trẻ thuộc thế hệ GenZ sẽ chiếm gần 1/3 dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam. Tuy nhiên, dù được biết đến là thế hệ sinh ra trong thời đại kỹ thuật số, được tiếp xúc và làm quen với công nghệ, điện thoại thông minh cùng mạng Internet từ nhỏ nhưng rất ít các bạn thuộc Gen Z được đào tạo chính quy về những kỹ năng mềm cần thiết để theo kịp yêu cầu công nghệ của thời đại.
Để Gen Z và xa hơn là Gen Alpha (những bạn trẻ sinh sau năm 2010) không rơi vào tình trạng khủng hoảng khi đối diện với những công việc có yêu cầu tính tự động hóa, ứng dụng công nghệ cao… Các kỹ năng bao gồm thao tác trên đa nền tảng , rèn luyện năng lực kỹ thuật số nên được trang bị càng sớm càng tốt. Điển hình, ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, học sinh nên được học cách sử dụng thuần thục nhiều loại thiết bị, cập nhật những xu hướng công nghệ mới nhất; trang bị kiến thức về dữ liệu, cách phân tích, cách trình bày và diễn giải dữ liệu…
Bên cạnh đó, những phẩm chất mang tính "cá nhân hóa", giúp mỗi người khẳng định được bản thân trong môi trường làm việc cũng nên được tập trung trau dồi như tư duy phản biện (Critical Thinking), tư duy sáng tạo (Creative Thinking)... Đặc biệt, cần chú trọng nhiều hơn đến tư duy đổi mới (Inventive Thinking) để tránh đi vào lối mòn, ngại tiếp nhận công nghệ hoặc quy trình mới – một điều tất yếu đã, đang và sẽ diễn ra trong thời đại 4.0.
Xây nền tảng cho sự nghiệp tương lai: Chuyện khó hóa dễ
Sớm nhận thấy những thách thức hiện hữu cùng mong muốn đồng hành với thế hệ trẻ, hai nhà giáo dục giàu kinh nghiệm, đầy tâm huyết, ông Neo Zhizhong và bà Alicia Cheong đã thành lập Geniebook - nền tảng học trực tuyến lớn nhất Singapore. Từ năm 2017 đến nay, Geniebook đã và đang nỗ lực mang bộ sản phẩm của mình đến với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Vào ngày 18/08/2022 vừa qua, nền tảng học trực tuyến này cũng đã thành công tổ chức sự kiện ra mắt, đẩy mạnh hoạt động của mình tại Việt Nam.
Chia sẻ tại sự kiện ra mắt Geniebook, PGS. TS Trần Thành Nam – một chuyên gia giáo dục đến tư Đại học Quốc gia Hà Nội – chia sẻ: "Giáo dục đã vượt ra ngoài giới hạn bốn bức tường của một ngôi trường nhờ sự phát triển của công nghệ giáo dục. Những phụ huynh thông thái cũng đã bắt đầu lựa chọn các nền tảng công nghệ giáo dục dựa trên các tiêu chí đánh giá của riêng mình". Ông tin rằng Genibook đã thực sự tạo nên nên một hệ thống "Học – Hành – Chia Sẻ - Dạy lại người khác" một cách tổng hợp và đặt kỳ vọng rất lớn vào sự thành công của Geniebook trong việc đồng hành với phụ huynh, học sinh nước ta.
Các sản phẩm của Geniebook gồm GenieSmart, GenieClass và GenieAsk được xây dựng dựa trên hướng tiếp cận "cá nhân hóa" với công nghệ AI được tích hợp, đem đến những chương trình học riêng biệt dựa trên điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh. Cụ thể, GenieSmart, các bài tập được cá nhân hóa bằng AI từ ngân hàng hơn 300.000 câu hỏi khác nhau, giúp xác định lỗ hổng kiến thức cụ thể, từ đó tập trung cải thiện đồng thời phát huy năng lực sử dụng, tương tác với các công nghệ mới, phát triển tư duy linh hoạt. GenieClass, với các lớp học trực tuyến do giáo viên có chuyên môn trực tiếp giảng dạy mang đến cơ hội cho học sinh rèn luyện khả năng giao tiếp, tư duy phản biện. GenieAsk cho phép học sinh trò chuyện và nhận trợ giúp từ các giáo viên có kinh nghiệm.
Bạn Uyên Nhi, một học sinh đã học tập cùng Geniebook hơn 2 năm chia sẻ: "Mình rất thích tính năng GenieAsk và GenieClass vì thầy, cô giáo ai ai cũng đều rất hiền lành, vui vẻ và tận tâm. Geniebook thực sự là nơi để các bạn học sinh chưa giỏi những môn như Tiếng Anh, Toán và Khoa học có thể làm quen và cải thiện kết quả học tập của mình ".
Có thể thấy, để tạo nền tảng vững chắc cho nghề nghiệp trong tương lai, ngoài kiến thức, kỹ năng số thì việc trau dồi, phát triển thêm nhiều kỹ năng có thể chuyển đổi (Transferable Skills) và những kỹ năng cần trong mọi tình huống là điều rất cần thiết. Geniebook sẽ góp phần giúp học sinh có thể kết hợp những điều đó, trở thành nhân tố chủ lực, hội tụ đủ các phẩm chất mà một công việc trong thời đại 4.0 yêu cầu.