Nhưng việc lo ngại kinh doanh qua các nền tảng này có quá nhiều rủi ro đã trở thành cản trở lớn cho các chủ doanh nghiệp. Vậy xu hướng kinh doanh Food Apps 2024 sẽ là gì? Và con đường đúng đắn cho các chủ doanh nghiệp sẽ ra sao?
Theo Chuyên gia Food Apps Trần Quang Sang - Người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành bán lẻ, tư vấn Marketing vs Food Apps cho các chuỗi lớn chia sẻ về xu hướng kinh doanh Food Apps 2024 - Cơ hội và thách thức cho các chủ cửa hàng:
Xu hướng kinh doanh FnB đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19. Sự phát triển của công nghệ và thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp FnB. Hiện đã có khoản 200.000 cửa hàng hoạt động trên các nền tảng Food Apps. Thế nên đây được xem là môi trường sôi động và không kém phần cạnh tranh cho các chủ cửa hàng.
Và vào thời buổi kinh tế suy thoái, nền bán lẻ đã rất nhiều ông lớn bị ảnh hưởng và dần tối ưu hoá chi phí như (rút gọn nhân lực, đóng mặt bằng, chuyển đổi mô hình kinh doanh). Và nhiều mô hình tinh gọn đã được mở ra chỉ để phục vụ tệp khách hàng từ Food Apps. Vừa có thể hạn chế chi setup cho một doanh nghiệp chuyên nghiệp, vừa dễ tiếp cận khách hàng trong thời buổi suy thoái hiện nay. Khi mà khách hàng dần ưu tiên cắt giảm chi tiêu.
Nhưng xu hướng hiện nay của các nền tảng là lại muốn các chủ cửa hàng "chịu chơi" và mạnh tay hơn vào cuộc chơi này. Minh chứng rất rõ là các nền tảng đã dần nâng các mức chiết khấu hoa hồng từ 15% đến 25% thậm chí 30% cho mỗi đơn hàng. Và rất nhiều chương trình khuyến mãi được nền tảng tung ra, quán nếu muốn bán được hàng thì quán phải chi nhiều hơn. Với mức chi phí này, làm ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của cửa hàng.
Mặc dù đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức như hiện nay nhưng việc kinh doanh trên Apps là điều cần phải có. Bởi đây là xu hướng và nhu cầu lớn của phần lớn khách hàng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để đạt được thành công trong lĩnh vực này, các chủ cửa hàng cần tiếp cận một cách thông minh và có chiến lược cụ thể.
Dưới đây là một số điều được chuyên gia Trần Quang Sang chia sẻ. Mà chủ cửa hàng nên chú ý khi quyết định kinh doanh trên các ứng dụng:
Tránh quyết định theo cảm tính: Mặc dù có những ưu đãi chiết khấu và chính sách khuyến mãi hấp dẫn từ nền tảng. Nhưng nếu không có kế hoạch chi tiết, cửa hàng sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát chi phí và đạt được lợi nhuận.
Nắm bắt thông tin về khách hàng và đối thủ: Với mọi loại hình kinh doanh không riêng gì Food Apps. Việc hiểu rõ về đối tượng khách hàng cạnh tranh là điều quan trọng. Cần xây dựng kế hoạch chiến lược bao gồm việc tìm hiểu về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, và các đối tác vận chuyển trên các nền tảng.
Dự trữ kỹ lưỡng về chi phí: Lập danh sách chi tiết về tất cả các chi phí liên quan khi kinh doanh trên các ứng dụng. Bao gồm cả phí sử dụng nền tảng, chi phí khuyến mãi. Điều này giúp chủ cửa hàng quản lý dòng tiền một cách hiệu quả nhất.
Kinh doanh trên Food Apps được xem là xu hướng, và để tiếp cận đối tượng khách hàng như hiện nay thì việc tham gia vào "sân chơi" này là điều cần nên làm. Hay trang bị cho mình những kiến thức ngay từ ban đầu để thành công khi kinh doanh trên các nền tảng này nhé!