Nếu như trước kia, người ta thường nói "60 năm cuộc đời" thì tuổi thọ con người ngày nay có thể lên đến 100 tuổi, thậm chí cao hơn. Nhưng trong đời sống hiện đại, nếu không có sự chuẩn bị chu đáo, chúng ta không thể hoàn toàn tránh khỏi những tác hại xấu đối với sức khỏe.
6 bệnh phổ biến mà rất nhiều người mắc phải trong cuộc sống hiện đại
1. Bệnh trì hoãn, lười biếng
Thói quen trì hoãn nhào nặn nên những kẻ lười biếng. Ảnh: Internet
Biểu hiện lâm sàng: Những việc có thể trì hoãn đến ngày mai sẽ không hoàn thành trong ngày hôm nay.
Trì hoãn là một hành vi, trong khi khi bệnh trì hoãn lại là một thói quen thể hiện sự lặp đi lặp lại hành vi trì hoãn. Người có tính trì hoãn là người có luôn tìm cách làm chậm lại mọi việc được giao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này và người trì hoãn luôn có lý do để làm việc đó. Nguyên nhân dẫn đến trì hoãn có thể khách quan hoặc chủ quan. Dù ở trường hợp nào đi nữa thì trì hoãn vẫn là thói quen xấu cần thay đổi nếu muốn được yêu mến và thành công.
Ngoài ra, khi thói quen trì hoãn bắt đầu hình thành sẽ dẫn đến nhiều tác hại khôn lường: Công việc không suôn sẻ, trì trệ dẫn đến cuộc sống khó đạt thành công. Dần dần, bạn sẽ hình thành sự thụ động và có những suy nghĩ tiêu cực.
2. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Số lượng người mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế hiện nay đã gia tăng đáng kể. Ảnh: Internet
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính. Dấu hiệu phổ biến của bệnh là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng. Đây là một dạng trong nhóm bệnh liên quan trực tiếp đến stress.
Theo thống kê, các chuyên viên về sức khỏe tâm thần cho biết số lượng người mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế hiện nay đã gia tăng đáng kể. Nghiên cứu của Học viện Sức khỏe Tâm thần Hoa Kỳ (NIMH) chỉ ra căn bệnh này ảnh hưởng đến hơn 2% dân số, phổ biến hơn bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, rối loạn hoảng sợ.
Nam và nữ có tỉ lệ mắc bệnh như nhau. Ở Mỹ, OCD ảnh hưởng đến khoảng 2,2 triệu người trưởng thành. Còn theo một nghiên cứu khác thì con số này vào khoảng 3 triệu người từ 18 đến 54 tuổi chiếm 2,3% trong nhóm tuổi đó. Bệnh thường đi kèm với rối loạn ăn uống, các rối loạn lo âu khác và trầm cảm.
Hơn 50% người bệnh OCD khởi phát triệu chứng một cách đột ngột. 50-70% phát bệnh sau khi có các sang chấn tâm lý như có thai ngoài ý muốn, bị cưỡng bức tình dục, mất người thân...
3. Dạ dày "thủy tinh"
Triệu chứng: Dạ dày thường bị đau, trướng bụng…
Không ít người vừa ăn chút đồ khó tiêu là dạ dày bị đau, ăn nhiều dầu mỡ lại bị trướng bụng, cũng không ít người tuổi chưa đến 40 đã mắc bệnh ung thư dạ dày. Tình trạng dạ dày bị "yếu" đi còn được gọi là hiện tượng "dạ dày thủy tinh. Nguyên nhân chủ yếu ở đây chính là việc chúng ta ăn uống không đúng giờ giấc và không hợp lý.
Dạ dày là cơ quan có tiết tấu sinh lý bình thường, cần được bài tiết sau khi ăn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời gian và môi trường làm việc, con người có xu hướng dùng bữa không đúng giờ. Ăn uống không có quy luật lâu ngày sẽ làm rối loạn cả một trật tự tiết tấu của dạ dày. Bên cạnh đó, cũng có người thích ăn thật no, điều này cũng vô cùng không nên, vì ngoài việc làm rối loạn hoạt động của dạ dày ra thì ăn quá no còn có thể gây ra viêm đường ruột cấp tính.
4. Bệnh hoang tưởng
Bệnh hoang tưởng gây ảo giác, khuếch đại cảm giác tích cực hay tiêu cực ở bản thân. Ảnh: Internet
Biểu hiện lâm sàng: Luôn say mê, thích viển vông, đề cao bản thân...
Hoang tưởng ảo giác là một dạng triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt. Đây là bệnh nội sinh nhưng có người vẫn còn lầm lẫn cho rằng đây là bệnh mắc phải do stress, do yếu tố môi trường, do chấn thương.
Hoang tưởng hay ảo giác đều dựa trên nền tảng trải nghiệm của bản thân bệnh nhân trong thực tế. Điều này thường xảy ra với những người ngoài 60. Tuy nhiên, với sự chuyển động nhanh của xã hội, ngày càng nhiều người trẻ cũng mắc phải chứng bệnh này.
Đây là một chứng hoang tưởng tuy nổi bật, nhưng khó nhận biết vì không có triệu chứng rõ ràng, cụ thể. Nếu như mắc bệnh theo chiều hướng khuếch đại cảm giác tích cực, người bệnh có xu hướng hưng phấn, tự đề cao bản thân (chứng "hoang tưởng tự cao"). Bệnh nhân luôn cảm thấy hưng phấn quá mức, không cần ngủ mà vẫn dư thừa năng lượng, nói rất nhiều về bản thân và nguy hại hơn là tiêu tiền vung mạng. Chứng bệnh này lại rất khó nhận biết, vì nhiều người đơn giản chỉ nghĩ là họ quá cao ngạo mà thôi.
Chứng bệnh này rất hay bắt gặp ở người thành đạt, có địa vị xã hội, doanh nhân... Đơn giản là vì đi đôi với sự thành đạt, họ phải chịu áp lực rất cao. Thông thường, họ vẫn làm tốt công việc của mình. Nhưng khi "đến cơn", người bệnh có xu hướng "nổ", nói rất nhiều về bản thân, đưa ra các ý tưởng điên rồ, thậm chí đi vay mượn những khoản tiền lớn và mang đi tiêu pha bạt mạng hay cho nhiều người. Những người hoang tưởng tự cao vẫn giao tiếp bình thường, dựa trên nền tảng hiểu biết cá nhân nên có thể làm người khác tin tưởng. Hoang tưởng tự cao sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu người mắc bệnh đang giữ vai trò quan trọng của một tập đoàn, hay chức vụ cao liên quan đến chính trị.
5. Chứng nghiện smartphone
Công nghệ chế tạo smartphone ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc con người dần trở nên phụ thuộc vào chúng, dẫn đến nhiều hệ quả xã hội khó lường. Ảnh: AdobeStock
Theo nhà văn tự do John McKenna trên diễn đàn Medium, nỗi sợ hãi khi nhìn thấy pin của thiết bị di động chỉ còn 1% và bạn không đem theo cục sạc bên mình hoặc cảm giác lạnh sống lưng khi chợt nhớ ra mình đã bỏ quên điện thoại ở nhà mà đa số mọi người đều mắc phải là triệu chứng của một dạng bệnh lí mang tên "nomophobia" (Chứng nghiện smartphone).
Theo một khảo sát mới đây của CNN tại Mỹ, khoảng 50% người trẻ mắc phải căn bệnh này, trong khi 69% phụ huynh của họ thường xuyên động vào smartphone và 72% người trẻ tuổi cảm thấy cần phải check tin nhắn và thông báo thường xuyên.
Hiện nay, loài người dần xem smartphone như một "tiện ích" không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Chúng ta chạm vào smartphone khoảng hơn 2.500 lần/ngày. Như vậy là nhiều hơn 100 lần ta động chạm người ta thương yêu.
Bên cạnh đó, khi chúng ta dừng công việc đang làm lại và check email hay dùng smartphone, bộ não chúng ta tiêu tốn 23 phút để có thể làm việc trở lại. Từ đó, phát sinh nhiều bệnh lý xã hội gây nên suy giảm chất lượng lao động.
6. Mông "sofa"
Triệu chứng: Phần mông biến dạng, cột sống tổn thương…
Chỉ cần có thời gian ở nhà, nhiều người thích ngồi một chỗ trên sô pha, dần dần tạo ra hiện tượng mông "sô pha".Đa số các ghế sofa khá mềm mại, ngồi nhiều và lâu không những có thể khiến phần mông bị mất đi hình dạng vốn có, cơ thịt nhão đi, cột sống cũng dễ bị tổn thương. Mông "lún" lâu trên ghế sô pha, tuần hoàn máu không được lưu thông nên có thể khiến nam giới mắc các bệnh về tuyến tiền liệt.
Theo SecretChina