WeFit phá sản, không chỉ đối tác, nhân viên, khách hàng là người thiệt hại: Hãy nghĩ đến các nhà đầu tư!

Nhật Anh | 13-05-2020 - 11:28 AM

(Tổ Quốc) - Theo ước tính, các nhà đầu tư đã rót vào WeFit số vốn khoảng 1,2 triệu USD.

Từng được gọi là "Uber của giới Fitness", có nhà sáng lập lọt top Forbes 30 under 30 nhưng WeFit cũng không tránh khỏi kết cục buồn của 90% các startup trên thế giới.

Trong thông báo gần đây, Onaclover, chủ sở hữu WeFit đã nêu rõ: "Chúng tôi rất tiếc khi phải thông báo rằng sau những khủng hoảng từ đầu năm 2020 mặc dù đã rất nỗ lực để cải tổ, chúng tôi lại gặp phải những khó khăn về tình hình kinh doanh và tài chính không lường trước được do tình hình dịch bệnh COVID-19, vốn hoạt động của chúng tôi đã cạn kiệt hoàn toàn".

Hiện chưa có ước tính thiệt hại của các bên liên quan trong thương vụ này, nhưng nhiều đối tác phòng tập, spa cho biết WeFit vẫn đang nợ họ người ít thì vài chục triệu, người nhiều gần 200 triệu đồng.

Với nhân viên, phía WeFit hôm 12/5 cũng đã gửi email khẳng định không thể thanh toán được phần lương mà startup này đang nợ.

"Việc nộp đơn xin phá sản và dừng lại giấc mơ dang dở của rất nhiều người là điều mà công ty không hề muốn. Công ty biết rằng việc không thể thanh toán phần nợ lương hiện tại của công ty là một sự thiệt thòi rất lớn đối với công sức đóng góp của các bạn cho công ty. Công ty chân thành xin lỗi các bạn về điều này", Onaclover bày tỏ.

Kéo theo đó, câu hỏi về quyền lợi khách hàng cũng thật khó trả lời: Liệu họ có thể tiếp tục được duy trì tập luyện với một bên thứ ba khác hay chỉ đang bị bán lại data?

WeFit phá sản, không chỉ đối tác, nhân viên, khách hàng là người thiệt hại: Hãy nghĩ đến các nhà đầu tư! - Ảnh 1.

Trong tam giác nói trên, ai cũng là người hại nhưng thực tế, một nhóm khác còn thiệt hại lớn gấp nhiều lần, đó là các nhà đầu tư. Vốn là startup tiềm năng tại một thị trường mới nổi như Việt Nam, WeFit được nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đồng ý rót vốn.

Năm 2017, WeFit công bố nhận được khoản tiền đầu tư 155.000 USD từ Quỹ mạo hiểm ESP Capital. Đây là quỹ đầu tư có trụ sở đặt tại Singapore, chuyên rót vốn vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ ở giai đoạn đầu. WeFit cũng là khoản đầu tư thứ 6 của ESP Capital.

Đến đầu năm 2019, WeFit công bố gọi vốn thành công 1 triệu USD cho vòng đầu tư pre-series A tiếp theo từ Quỹ đầu tư CyberAgent Capital. Việc quỹ đầu tư CyberAgent Capital tham gia cùng WeFit được cho là sẽ giúp startup trẻ này rút ngắn rất nhiều thời gian để khai phá thị trường và đưa dịch vụ tới gần hơn với nhiều người.

Ông Nguyễn Mạnh Dũng (Shark Dũng), Giám đốc của quỹ đầu tư CyberAgent Capital tại Việt Nam chia sẻ với báo chí vào thời điểm đó: "Chúng tôi rất ấn tượng với những gì WeFit đã xây dựng được trong 2 năm qua và tin rằng WeFit sẽ tạo ra một hành vi chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp ở Việt Nam hoàn toàn khác trong thời gian ngắn tới".

Tuy vậy, đây chính là vòng vốn lớn nhất và cũng là vòng cuối cùng WeFit gọi được trước khi chính thức tuyên bố phá sản.

Ngoài ra, theo CrunchBase, Quỹ Vietnam Innovative Startup Accelerator và KB Investment đã từng tham gia vào các vòng gọi vốn của WeFit, song họ không công bố số vốn. Trang này cũng cho biết, tổng số vốn đầu tư mà WeFit gọi thành công tính đến thời điểm hiện tại đang là 1,2 triệu USD.

Sau khi WeFit thất bại, có nhiều nguyên nhân được đưa ra như: Bản chất mô hình không bền vững, khách hàng gian lận và trục lợi từ mô hình, chi quá nhiều cho hoạt động marketing để thu hút khách hàng, nỗ lực sửa sai nhưng đã quá muộn,…

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

My First Diamond - Món quà tưởng thưởng cho những bước tiến trong năm 2024

Sau 365 ngày nỗ lực không ngừng nghỉ, đã đến lúc bạn chậm lại một phút, nhìn lại chặng đường đã qua với niềm tự hào và trân trọng. Một món quà trang sức ý nghĩa tự thưởng cho bản thân, không chỉ giúp nâng tầm diện mạo mà còn tiếp thêm sức mạnh tinh thần, cùng bạn viết tiếp những câu chuyện thành công trong năm 2025.