"Đã chuyển tiền chưa vậy?"
"Vẫn chưa chuyển".
Vậy là tốt rồi.
Những người có mặt tại đó đều thở phào nhẹ nhõm bởi đây là một vụ lừa đảo mạo danh ba cơ quan hành pháp ( Công An, Viện Kiểm Sát và Tòa Án).
Buổi trưa ngày 17/4, trụ sở cảnh sát Mã Kiều (Thượng Hải, Trung Quốc) nhận được trình báo của 1 người dân họ Châu, người này cho biết vợ của mình có thể đang bị lừa đảo, trước mắt không thể liên lạc được qua điện thoại.
Cảnh sát nhanh chóng tới hiện trường tìm hiểu tình hình, theo thông tin từ người trình báo, sáng ngày hôm đó, cô Lữ – vợ của anh nhận được 1 tấm ảnh trên điện thoại di động. Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
Gian lận bảo hiểm xã hội? Những dòng chữ hiện lên trên tấm ảnh khiến anh cảm thấy có điều gì đó sai sai nhưng vì quá bận rộn nên gần 3 tiếng sau mới đọc được tin nhắn.
Tấm ảnh chị Lữ nhận được từ kẻ lừa đảo.
Cảm thấy dường như vợ đang bị lừa tiền, anh Châu hoảng hốt vội gọi điện báo cảnh sát xin trợi giúp.
Việc cấp bách lúc này là tìm được cô Lữ, vợ anh. Qua rà soát tìm kiếm, phát hiện cô Lữ lúc đó đã quay trở lại đơn vị công tác, cảnh sát lập tức cùng anh Châu đuổi theo. May mắn thay, trải qua nhiều lần xác nhận, cô Lữ vẫn chưa chuyển khoản tiền nào đi.
3 chiêu gài bẫy của kẻ lừa đảo
Chiêu thứ nhất
Theo lời cô Lữ, khoảng 9:00 sáng ngày 17/4, cô nhận được cuộc điện thoại. Một người tự xưng là " Đường Hạo" – nhân viên Viện Kiểm sát Nhân dân Thượng Hải cho biết thẻ bảo hiểm xã hội của cô Lữ tại Thượng Hải có ghi chép về khoản thanh toán hơn 100,000 nhân dân tệ hiện tại đang bị nghi ngờ lừa đảo chiếm dụng bảo hiểm xã hội. Thẻ mang tên cô đã bị Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối cao Thượng Hải cưỡng chế đóng băng để điều tra về khoản tiền này.
Đã đóng băng lại còn liên quan tới Viện Kiểm Sát, cô Lữ bắt đầu hoảng loạn. Và kẻ lừa đảo lại luôn nắm được tâm lý sợ hãi pháp luật này của người bị hại.
Chiêu thứ hai
Đồng thời, kẻ lừa đảo còn cho biết phải lưu lại ghi âm cuộc nói chuyện, yêu cầu cô Lữ nhập dãy bao gồm dấu # và một hàng chữ số, dãy số này khiến cho cô Lữ hoàn toàn mất liên lạc với thế giới bên ngoài.
Thực ra, chỉ với 1 thao tác này, kẻ lừa đảo đã bật chế độ miễn làm phiền cho thuê bao, điều này có thể giải thích tại sao chồng cô Lữ không thể liên lạc được cho cô.
Kẻ lừa đảo đã yêu cầu cô Lữ thao tác trên điện thoại để không bị làm phiền, không ai liên lạc được với cô.
Nhằm lấy thêm lòng tin, "Đường Hạo" đã kết bạn với cô Lữ, gửi kèm theo địa chỉ trang web Viện Kiểm Sát Nhân Dân Thượng Hải.
Mặc dù ban đầu cô Lữ bán tín bán nghi những lời "Đường Hạo" nói, nhưng khi nhìn thấy trang web hiển thị rõ ràng thông tin cá nhân của mình, hơn nữa bản thân đích thị đã từng làm việc ở Thượng Hải, cô Lữ dần dần tin tưởng.
Đây là một trong những phương pháp phổ biến của những kẻ lừa đảo nhằm từng bước lừa được lòng tin của người bị hại nhờ vào trang web giả mạo, và các thông tin có được bằng các thủ đoạn phi pháp.
Chiêu thứ ba
Ngay sau đó, "Đường Hạo" bắt đầu hỏi số tài khoản ngân hàng thường dùng của cô Lữ, và cô này cũng cung cấp một cách thành khẩn.
Kẻ trong điện thoại còn cho biết nếu không tin có thể đi tới cây ATM kiểm tra xem có đúng là tài khoản bị đóng băng không. Nghỉ trưa, cô Lữ cầm 2 thẻ ngân hàng đi tới cây ngân hàng Nông nghiệp kiểm tra số dư, quả nhiên vừa tra đã bị nuốt thẻ.
Cứ như vậy, cô Lữ đã hoàn toàn tin tưởng, và bắt đầu làm theo chỉ dẫn của kẻ trong điện thoại làm một cái thẻ mới, gọi là "tài khoản an toàn".
Khi người bị hại đưa số tài khoản cho kẻ lừa đảo, chúng đã báo mất thẻ ngân hàng thông qua chứng minh thư và số tài khoản, do đó thẻ bị nuốt, và đồng thời khiến người bị hại tin tưởng tuyệt đối.
May mắn thay, công an đến kịp thời nên đã tránh được tổn thất. Tại hiện trường, cảnh sát cũng truyền bá kiến thức chống lừa đảo cho các bên liên quan.
Cần hiểu rõ thủ đoạn lừa đảo để kẻ lừa đảo không còn chỗ để tung hoành
Mặc dù việc này xảy ra ở Trung Quốc nhưng thủ đoạn này hoàn toàn có thể được những kẻ xấu ở Việt Nam áp dụng để lừa đảo người dân. Hi vọng rằng, bài báo có thể cung cấp thêm một vài thông tin để mọi người cùng nâng cao cảnh giác trước những chiêu trò tinh vi của những kẻ lừa đảo.