Vũ khí Nga độc đáo khiến đặc nhiệm người nhái và biệt kích ngầm phải hết sức cẩn thận

N. Tuấn Sơn | 01-06-2022 - 19:00 PM

(Tổ Quốc) - Đặc nhiệm người nhái là lực lượng siêu tinh nhuệ, có kỹ - chiến thuật điêu luyện, đặc biệt dẻo dai và mưu trí, thông minh, linh hoạt. Để ngăn chặn được họ là vô cùng khó khăn.

Đặc nhiệm người nhái: Siêu tinh nhuệ

Đặc nhiệm người nhái (hay còn có thể gọi là biệt kích ngầm) luôn là lược lượng siêu tinh nhuệ, là vốn quý của quân đội bất cứ quốc gia nào.

Lực lượng biệt kích người nhái luôn là mối đe dọa thường trực đối với bến cảng, bãi neo tàu và thủy thủ đoàn các loại tàu thuyền khác nhau, nhưng khi làm nhiệm vụ họ luôn phải đối mặt với vô vàn hiểm nguy, vạn nỗi bất trắc rất khó lường ở đáy đại dương đang rình rập; rồi sức ép tâm lý, yêu cầu thời gian trong thực hiện nhiệm vụ...

Không phải ai cũng có thể trở thành đặc nhiệm người nhái. Việc tuyển chọn được thực hiện vô cùng rất khắt khe.

Để có thể chính thức trở thành một chiến đấu viên, họ cần phải trải qua quá trình tuyển chọn nghiêm ngặt với các yêu cầu về thể lực dẻo dai, hệ thần kinh tốt, khả năng giữ bình tĩnh trong những tình huống khắc nghiệt và khả năng chịu áp lực của nước khi lặn ở độ sâu lớn.

Những người có chứng sợ bóng tối, cô đơn và không gian hẹp bị loại ngay lập tức. Sau khi được chọn, các học viên sẽ phải đối mặt với một chương trình huấn luyện khắc nghiệt bao gồm đào tạo kiến thức về môi trường biển, kỹ thuật lặn, địa hình đáy biển, huấn luyện thể lực, chiến đấu bằng tay không, kỹ năng sinh tồn…

Tính nguy hiểm của đặc nhiệm người nhái rất cao, nhất là phải đối mặt với các loại sinh vật biển nguy hiểm. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, đặc nhiệm người nhái phải thành thục kỹ - chiến thuật đặc biệt điêu luyện.

Top 10 lực lượng đặc nhiệm xuất sắc nhất thế giới 2021

Đặc nhiệm người nhái Nga

Ở Nga, lực lượng đặc nhiệm người nhái chống biệt kích thuộc Hải quân được xem là “nắm đấm thép” của cường quốc quân sự hàng đầu thế giới này trong việc chống lại những “hiểm họa” từ dưới nước cũng như trong cuộc chiến không khoan nhượng giữa lòng đại dương…

Đặc nhiệm người nhái Mỹ

Lực lượng đặc nhiệm người nhái của Hải quân Mỹ được đào tạo theo một chương trình gian khổ hơn tại Trường Hoạt động Dưới nước của Lực lượng Đặc biệt ở Key West, Florida. Đó được đánh giá một trong những khóa học thử thách nhất với binh sĩ, nơi mà ngay cả những người điều hành đội đặc nhiệm cũng có thể bị loại.

Nhưng, chương trình tại Key West thậm chí vẫn chưa thể sánh bằng những gì mà lính SEAL (lực lượng đặc biệt nhất của quân đội Hoa Kỳ có thể chiến đấu cả trên không, đất liền và dưới nước) được đào tạo.

Lính SEAL thì vẫn trực thuộc lực lượng đặc biệt của hải quân Hoa Kỳ, nhưng chương trình đào tạo cho họ thực sự được thiết lập ở một tầm cao khác hẳn, một đỉnh cao rèn luyện có thể nói là khắc nghiệt nhất thế giới.

Vũ khí Nga độc đáo khiến đặc nhiệm người nhái và biệt kích ngầm phải hết sức cẩn thận - Ảnh 4.

Hình ảnh hiếm hoi về Đặc nhiệm Giao Long được Trung Quốc công khai.

Đặc nhiệm người nhái Trung Quốc

Đội đặc nhiệm Giao Long - hay đội biệt kích "Rồng biển" của Trung Quốc đã trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý khi gần đây mới được công khai nhiều hơn.

Trước đó, trái ngược với Mỹ, quân đội Trung Quốc chưa bao giờ tiết lộ về số lượng cũng như các những thông tin về lực lượng đặc nhiệm hải quân của mình. Điều này sẽ giúp Đặc nhiệm Giao Long ẩn mình và được tích hợp sâu hơn với các đơn vị khác trong các hoạt động tác chiến chung.

Đặc nhiệm người nhái Israel

Đơn vị đặc nhiệm hải quân tinh nhuệ Shayetet 13 của Israel được nhiều chuyên gia đánh giá, tuy không nổi tiếng bằng nhưng không hề thua kém các đội biệt kích lừng danh như SEALS của Mỹ hay SAS của Anh. Trong đó, đơn vị đặc nhiệm người nhái là 1 trong 3 đơn vị chuyên biệt, bên cạnh đơn vị đột kích và đơn vị chuyên hoạt động trên bộ.

Đặc nhiệm SBS Anh

SBS thuộc Hải quân Anh được xem là một trong những lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất thế giới, nổi tiếng với khả năng tháo mìn từ thân tàu, tiến hành các vụ tấn công dưới nước nhằm vào tàu thuyền, bắt giữ hoặc thủ tiêu đối phương có ý định phá hoại tàu thuyền.

Vũ khí Nga độc đáo khiến đặc nhiệm người nhái và biệt kích ngầm phải hết sức cẩn thận - Ảnh 6.

Đặc nhiệm SBS của Hải quân Hoàng gia Anh trong một cuộc tập trận.

Chống đặc nhiệm người nhái là yêu cầu đặt ra đối với mọi lực lượng hải quân trên thế giới bởi để ngăn chặn được họ là vô cùng khó khăn. Vì vậy, các nhà chế tạo vũ khí Nga đã nghiên cứu thành công và cho ra đời một loại vũ khí vô cùng đặc biệt.

Vũ khí độc đáo của Nga dùng để ngăn chặn biệt kích ngầm

Súng phóng lựu xách tay chống biệt kích ngầm DP-64 do Nga sản xuất được thiết kế để trang bị cho các lực lượng bảo vệ bến cảng, bãi neo đậu tàu và thủy thủ đoàn các loại tàu thuyền khác nhau.

Ngoài ra, súng có thể được dùng cho lực lượng bảo vệ các đảo cũng như các công trình trên biển, đảm bảo tiêu diệt mọi sự xâm nhập trái phép của lực lượng biệt kích ngầm (đặc nhiệm người nhái) đối phương.

Súng phóng lựu DP-64 được các chuyên gia quân sự quốc tế đánh giá một mẫu súng phóng lựu chống biệt kích người nhái chuyên nhiệm rất hiệu quả nhờ sử dụng cỡ nòng lớn, đạn có uy lực diệt ngầm hiệu quả hơn.

Đặc điểm

Súng DP-64 có tính năng chiến đấu phù hợp, thiết kế đơn giản và vận hành tin cậy, dùng để chống lực lượng biệt kích ngầm đối phương hoạt động phá hoại dưới nước từ khoảng cách 400m và độ sâu tới 40m quanh mục tiêu bảo vệ.

Súng bắn đạn chỉ thị SG-45 phát sáng màu đỏ, cháy nổi trên mặt nước và có thời gian cháy tới 50 giây để đánh dấu vị trí có biệt kích của đối phương đang bơi lặn phía dưới, hoặc bắn đạn FG-45 nổ ngầm theo chế độ ngòi cắt trước khi bắn để dùng chấn lực diệt lính biệt kích đối phương bơi lặn trong bán kính 14m quanh điểm nổ.

Mô tả

Súng có 2 nòng xếp dọc trên dưới và dùng chốt chọn nòng gắn phía trên vòng cò để bắn tuần tự đạn từ các nòng, đạn được nạp vào súng từ khoá nòng sau khi khóa nòng được kéo lui và gài vào chế độ nạp đạn, báng súng gồm đế cao su tổng hợp gắn hệ lò so giảm chấn, hệ thống ngắm bắn cơ khí sử dụng cho cả ngắm bắn thẳng và ngắm bắn cầu vồng.

Súng có thể bắn được từ mọi vị trí trên tàu, gồm cả cửa sập hay cửa tò vò.

Hiện súng phóng lựu DP-64 đang được trang bị cho quân đội Nga và một số nước trên thế giới.

Vũ khí Nga độc đáo khiến đặc nhiệm người nhái và biệt kích ngầm phải hết sức cẩn thận - Ảnh 8.

Súng phóng lựu xách tay chống biệt kích ngầm DP-64 do Nga chế tạo và sản xuất

Thông số kỹ thuật cơ bản:

Cỡ nòng (mm): 45

Loại đạn: đạn chỉ thị mục tiêu dưới nước SG-45 và đạn nổ ngầm FG-45

Tầm bắn theo thước ngắm (m): 400

Độ sâu sát thương của đạn nổ ngầm (m): tới 40

Thời gian cháy của đạn chỉ thị mục tiêu dưới nước (giây): tới 50

Khối lượng (kg): Súng phóng lựu: 10; Đạn lựu: 0,65

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM