Danh tiếng về tính an toàn của Volvo đã tiếp tục trải dài suốt nhiều thập kỷ để trở thành một thứ gì đó rất tự nhiên, và khách hàng cũng đã nhìn nhận "an toàn" là nền tảng cốt lõi, giá trị văn hóa của thương hiệu Thụy Điển, thay vì chỉ là slogan của một chiến dịch quảng cáo ngắn hạn.
Khởi đầu từ sự ‘an toàn’
Như bất kỳ thương hiệu nào, để bán được sản phẩm thì ngoài tiêu chí về chất lượng, mẫu mã, thương hiệu đó phải có lợi điểm bán hàng độc nhất (Unquie Selling Point), mang đến điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Và riêng đối với Volvo, đó là câu chuyện về "an toàn".
Triết lý "Designed Around You" (Vì con người) mà Volvo Cars theo đuổi trong suốt nhiều thập kỷ đã mang đến một nguồn cảm hứng hoàn toàn khác biệt, đó là sự định hình cho tầm quan trọng của giá trị ‘an toàn’, giá trị ‘nhân sinh’. Năm 1959, kỹ sư Nils Bohlin phát minh ra dây đai an toàn 3 điểm (three-point safety belt) cho ô tô, áp dụng thành công lên dòng Volvo PV544, và sau đó Volvo Cars đã đồng ý từ bỏ quyền sáng chế về dây đai an toàn để các hãng khác có thể áp dụng đối với sản phẩm của mình. Hành động đẹp này của Volvo Cars cùng với phát minh trứ danh về dây đai an toàn đã góp phần cứu sống hơn hàng triệu sinh mạng mỗi năm trên thế giới.
Phát minh dây đai an toàn của Volvo (1959) đã góp phần cứu sống hàng triệu sinh mạng
‘An toàn’ minh chứng theo thời gian
Bên cạnh dây đai an toàn, khung xe an toàn - Safety Cage (1944), kính chắn gió nhiều lớp - Laminated Windscreen (1944) hay hệ thống cảnh báo điểm mù – BLIS (2003) là những phát minh của Volvo vẫn được các hãng xe trên thế giới sử dụng cho đến ngày nay.
Hệ thống an toàn chủ động (City Safety) ra mắt năm 2008 là minh chứng tiêu biểu cho sự ‘an toàn’ của thương hiệu xe Volvo. Ngay tại thời điểm ra mắt và ứng dụng thành công trên dòng xe Volvo XC90, không mẫu xe nào khác trên thị trường có khả năng hỗ trợ phanh để tránh va chạm với xe phía trước, người đi bộ, xe đạp hay động vật. Tại Việt Nam, tính năng City Safety đã tạo nên hiệu ứng khá mạnh mẽ trong cộng đồng khi minh chứng được tính hiệu quả trong thực tế. Năm 2020, vụ va chạm trên đường Nguyễn Chí Công, Hà Nội đã làm 4 chiếc xe máy bất ngờ ngã dây chuyền khiến một cô gái té xuống đường, ngay trước đầu xe Volvo XC60. Tuy nhiên, chiếc xe có xuất sứ từ Thụy Điển này đã kích hoạt hệ thống phanh khẩn cấp để hỗ trợ tài xế kịp thời xử lý tình huống và cứu mạng sống cô gái.
Công Nghệ City Safety đã cứu sinh mạng của nhiều người trên thế giới
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho hành khách trong khoang xe, Volvo Cars đã giới thiệu công nghệ làm sạch không khí khoang nội thất Advanced Air Cleaner (CleanZone) hoàn toàn mới vào năm 2021. Công nghệ này có khả năng phát hiện và loại trừ tới 95% bụi mịn PM 2.5 gây hại cho sức khỏe nhờ sử dụng cơ cấu ion hóa và lọc bằng sợi nhân tạo, giúp hành khách có thể yên tâm hít thở không khí trong lành bên trong chiếc xe Volvo.
Công nghệ LiDAR và AI định hình chuẩn mực an toàn mới
Chiếc Flagship Volvo dự định ra mắt trên toàn cầu trong năm tới đây sẽ được trang bị gói công nghệ hỗ trợ an toàn thế hệ mới được phát triển trên cơ sở công nghệ LiDAR do Luminar Tech phát triển. Công nghệ mới này sẽ sử dụng những bộ cảm biến giúp thu thập dữ liệu theo thời gian thực kết hợp với khả năng xử lý hệ thống máy tính AI NVIDIA DRIVE, cập nhật phần mềm mở rộng có thể đạt mức tự lái (cấp độ 4). Điều này được hứa hẹn là sẽ định hình lại tiêu chuẩn về an toàn và chức năng tự lái trong ngành công nghiệp ô tô, qua đó tiếp tục khẳng định vị thế đứng đầu của thương hiệu xe Volvo trong việc đảm bảo an toàn tính mạng con người.
‘An toàn’ hướng về cộng đồng
Việc chạy đua công nghệ giữa các hãng xe sẽ trở nên khốc liệt trong thập kỷ điện khí hóa, và công nghệ về ‘an toàn’ cũng cần có một lối đi riêng. Trong thập kỷ tới, Volvo Cars sẽ hướng đến một khái niệm khác biệt về sự an toàn: không chỉ an toàn cho người sử dụng xe và người tham gia giao thông mà còn là sự an toàn cho cộng đồng, cho môi trường và tất cả những gì xung quanh chúng ta. Vì thế, bắt đầu từ năm 2030, 100% xe Volvo bán ra sẽ là xe thuần điện hoàn toàn và không sử dụng da động vật. Thay vào đó, những vật liệu tái chế và vật liệu sinh học như Nordico (sợi dệt làm từ vật liệu tái chế, vật liệu sinh học từ các khu rừng ở Thụy Điển, Phần Lan) sẽ được sử dụng để thay thế. Lốp xe cũng được sản xuất với 94% thành phần chế tạo không sử dụng vật liệu hóa thạch.
Tại Việt Nam, việc nhận thức về trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội và môi trường cũng đã trở nên rõ ràng và sâu sắc hơn. Những chiếc xe sử dụng vật liệu thân thiên với môi trường, giảm xả khí thải sẽ là xu hướng chung của thị trường trong thời gian tới. Volvo cũng sẽ là hãng xe tiên phong mang đến những mẫu xe thuần điện mới trên thị trường như C40 Recharge, XC40 Recharge, XC60 Reacharge, XC90 Recharge, góp phần mang đến bầu không khí trong lành, tươi mát và ít ô nhiễm hơn cho đất nước và con người Việt Nam.