Các chuyên gia năng lượng trên toàn thế giới đều thừa nhận, than là nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhất. Tuy nhiên, vì đây vẫn là nguồn năng lượng rẻ, nên nhiều quốc gia đang phát triển vẫn sử dụng phần lớn điện than trong cơ cấu năng lượng quốc gia.
Mặc dù tiêu thụ than toàn cầu đã giảm nhẹ năm 2019, nhưng trong suốt thập kỷ qua, tiêu dùng điện than đã tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 0,8%.
Tiêu thụ than từ năm 1965 đến năm 2019. Nguồn: ROBERT RAPIER
Tăng trưởng điện than đặc biệt cao ở các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ở các nền kinh thế này, mức tiêu thụ than tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 2,4% trong thập kỷ qua. Sự tăng trưởng này được dẫn đầu bởi Trung Quốc và Ấn Độ - những người tiêu dùng than số 1 và 2 toàn cầu.
Forbes cho biết: 6 trong số 10 nền kinh tế sử dụng điện than lớn nhất thế giới nằm ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Việt Nam và Indonesia có tốc độ tăng trưởng điện than đặc biệt cao trong năm 2019, lần lượt là 30,2% và 20,0%.
Trung Quốc cũng thống trị ngành sản xuất than của thế giới. Dưới đây là 10 nhà sản xuất than hàng đầu thế giới năm 2019:
10 nhà sản xuất than hàng đầu. Nguồn: ROBERT RAPIER
Trong 37 quốc gia OECD, tiêu thụ than đã đạt đỉnh vào năm 2007 và đã giảm với tốc độ trung bình hàng năm là 2,8% trong thập kỷ qua. Lượng tiêu thụ năm 2019 thấp hơn 35% so với mức năm 2007 tại các quốc gia OECD.
Tiêu thụ than ở Mỹ đạt đỉnh vào năm 2005, và tiếp tục duy trì mức khá ổn định cho đến thời điểm khủng hoảng tài chính năm 2008. Kể từ đó, tiêu thụ than của Mỹ bắt đầu giảm với tốc độ trung bình 5,1% hàng năm trong thập kỷ tiếp theo. Tiêu thụ than của Mỹ đã giảm thêm 14,6% trong năm 2019, và hiện thấp hơn 50,4% so với năm 2005.
Tiêu thụ than của Mỹ giảm mạnh là nguyên nhân chính khiến khí thải CO 2 của Mỹ giảm mạnh trong thập kỷ qua. Tiêu thụ than trong các nhà máy điện đã được thay thế bằng khí đốt tự nhiên và năng lượng tái tạo, cả hai loại năng lượng này đều có lượng khí thải carbon thấp hơn nhiều.
Ngày 22/7 tại Hà Nội, Ban KTTW và Chính phủ đồng chủ trì và chỉ đạo tổ chức trực tuyến đến các điểm cầu địa phương và các đại biểu quốc tế "Diễn đàn cấp cao năng lượng Việt Nam 2020" với 1 phiên Diễn đàn cấp cao và 4 phiên chuyên đề nhằm triển khai Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về Định hướng Chiến lượng phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.