Việt Nam là một trong những thị trường hứa hẹn nhất cho các công ty Ba Lan ở khu vực Đông Nam Á

Hoàng Linh | 18-02-2020 - 10:20 AM

(Tổ Quốc) - Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới vừa được thông qua giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam có thể góp phần đẩy nhanh công tác xúc tiến thương mại giữa Ba Lan và Việt Nam.

Tuy không phải là các đối tác lớn nhất của nhau, thương mại song phương giữa Ba Lan và Việt Nam cũng đã vượt ngưỡng 3 tỷ USD trong năm ngoái. Ở Ba Lan cũng có một cộng đồng lớn người Việt sinh sống, tạo nên một mối liên kết giữa hai đất nước có khoảng cách rất xa về địa lý.

"Việt Nam là một trong những thị trường hứa hẹn nhất cho các công ty Ba Lan ở khu vực Đông Nam Á", Giám đốc điều hành của Phòng Thương mại và Đầu tư Ba Lan tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Piotr Harasimowicz nhận xét.

Chỉ mới tuần trước, Nghị viện châu Âu đã chính thức phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA). Về phía Việt Nam, các thỏa thuận dự kiến sẽ được Quốc hội phê chuẩn vào giữa năm nay.

EVFTA sẽ loại bỏ gần 99% thuế hải quan giữa EU và Việt Nam, cắt giảm 65% thuế đối với hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam trong khi các khoản thuế còn lại sẽ được giảm dần trong vòng 10 năm. Ngoài ra, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU cũng được giảm thiểu 71% thuế, các khoản còn lại sẽ được loại bỏ dần trong vòng 7 năm.

Việt Nam là một trong những thị trường hứa hẹn nhất cho các công ty Ba Lan ở khu vực Đông Nam Á - Ảnh 1.

EVFTA cũng bao gồm các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, tự do về đầu tư và các hạng mục phát triển bền vững.

Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, hiệp định mới sẽ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU tới 42,7% vào năm 2025. Ở chiều ngược lại, Ủy ban châu Âu cũng đưa ra ước tính GDP của EU sẽ tăng thêm 29,5 tỷ USD vào năm 2035.

Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong số các thành viên của ASEAN, vượt qua cả Indonesia và Thái Lan. Đến cuối năm 2018, EU đã đầu tư hơn 23,9 tỷ USD vào 2.133 dự án tại Việt Nam, chủ yếu là các dự án sản xuất, điện năng và bất động sản.

Việt Nam là một trong những thị trường hứa hẹn nhất cho các công ty Ba Lan ở khu vực Đông Nam Á - Ảnh 2.

Ông Harasimowicz cũng cho rằng hiệp định sẽ mang lại cơ hội đầu tư mới cho các doanh nhân châu Âu tại các hạng mục cơ sở hạ tầng tại hai đô thị lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Thỏa thuận cũng kêu gọi Việt Nam cần có những bước tiến mới trong vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì tiến bộ xã hội, bảo vệ quyền lợi người lao động và tuân thủ các điều khoản của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Đây đều là các vấn đề phức tạp tại Việt Nam. Đã có nhiều tổ chức phi chính phủ lên tiếng không đồng tình với việc phê chuẩn thỏa thuận mới. Nhưng ông Phil Hogan, Ủy viên Thương mại châu Âu, đã bảo vệ thỏa thuận đến cùng.

Ông nhận xét: "Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để cải thiện các quyền lợi của người lao động, nhờ những cuộc đàm phán với chúng tôi. Khi có hiệu lực, thỏa thuận này sẽ tăng cường hơn nữa khả năng cải thiện các vấn đề về xã hội cũng như môi trường tại Việt Nam".

Hiệp định EVFTA cũng có thể góp phần đẩy nhanh công tác xúc tiến thương mại giữa Ba Lan và Việt Nam.

Ở Ba Lan, người Việt Nam đang là cộng đồng thiểu số lớn nhất sau Ukraine, Đức và Belarus, với gần 12.000 người có giấy phép cư trú không thời hạn. Đại sứ quán Việt Nam tại Warsaw ước tính có khoảng 20.000 đến 30.000 người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Ba Lan. Thủ đô của Ba Lan cũng là nơi có đông người Việt tập trung nhất, với hơn 500 nhà hàng thuộc sở hữu bởi họ.

theo International Business Times

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

My First Diamond - Món quà tưởng thưởng cho những bước tiến trong năm 2024

Sau 365 ngày nỗ lực không ngừng nghỉ, đã đến lúc bạn chậm lại một phút, nhìn lại chặng đường đã qua với niềm tự hào và trân trọng. Một món quà trang sức ý nghĩa tự thưởng cho bản thân, không chỉ giúp nâng tầm diện mạo mà còn tiếp thêm sức mạnh tinh thần, cùng bạn viết tiếp những câu chuyện thành công trong năm 2025.