Niềm vui của những cặp vợ chồng vô sinh vì lỗi gen
Năm 2009, chị Phạm Thị Lan (Hải Dương) sinh mổ ở tuyến huyện. Quá trình hậu phẫu nhiễm trùng kèm theo một số biến chứng khiến chị Lan bị vô sinh thứ phát.
Nhờ được tư vấn kỹ thuật sàng lọc di truyền trước chuyển phôi, chị phát hiện bị mất nhánh ngắn trên nhiễm sắc thể (NST) số 15, chồng chị bị tăng kích thước vùng dị nhiễm sắc trên nhánh dài NST số 1. Sau khi sàng lọc 2 phôi, chọn được phôi tốt, chị đã có thai ngay lần chuyển phôi đầu tiên. Chị đặt tên con là Tâm Anh để tri ân bệnh viện nơi đã mang cho chị hạnh phúc làm sau 10 năm chạy chữa.
Chị Phạm Thị Lan và con gái Tâm Anh. Ảnh: NVCC.
Vợ chồng chị Nguyễn Hạnh cùng phát hiện mang gen Beta Thalassemia sau khi làm nhiễm sắc thể đồ sau khi sinh con gái mang gen alpha và beta thalassemia. Lần mang thai tiếp theo vào năm 2017, chị phải đình chỉ thai 22 tuần do sàng lọc phát hiện thai mang gen Beta thalassemia.
Tháng 11/2019, 2 vợ chồng chị đến BVĐK Tâm Anh Hà Nội và được bác sĩ di truyền tư vấn làm sàng lọc di truyền. Sau khi chọc hút noãn tạo được 2 phôi làm PGT-M với 1 phôi ngày 5 có thể chuyển. Kết quả vợ chồng chị đã sinh được một em bé khỏe mạnh, không mắc lỗi gen như bố mẹ.
Còn chị Hoàng Phượng quê ở Nam Định, mong con 10 năm. Hai lần làm IVF vào năm 2017 và 2018 nhưng chuyển phôi đều không thành công. Năm 2020, chị tới BVĐK Tâm Anh, được tư vấn làm một số xét nghiệm cơ bản, nhiễm sắc thể đồ. Kết quả chị phát hiện đảo đoạn quanh tâm nhiễm sắc thể số 9.
Tại phòng lab của IVFTA, các chuyên gia phôi học có thể thực hiện được tất cả các kỹ thuật cao cấp phục vụ quá trình HTSS. Ảnh: Phúc Thịnh
Xét nghiệm PGT-SR tại IVF Tâm Anh giúp chị phát hiện được các bất thường nhiễm sắc thể do chuyển đoạn không cân bằng, chuyển đoạn Robertsonian và đảo đoạn nhiễm sắc thể. Khi sàng lọc phôi thu được 1 phôi ngày 5 tốt. Tới lúc nghe tiếng nhịp đập của tim con lúc siêu âm chị mừng rơi nước mắt.
Theo bác sĩ Lê Hoàng, mỗi phôi thai đều có rất nhiều tế bào trong đó chứa đựng thông tin di truyền về nhiễm sắc thể. Vì vậy khi cần thiết phải làm thì sẽ lấy một số tế bào ra để phân tích tế bào đó xem về mặt di truyền có gì bất thường hay không. Từ đó giúp các chuyên gia lựa chọn phôi có bộ nhiễm sắc thể bình thường trước khi tiến hành chuyển phôi.
Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế về chữa hiếm muộn
Với mục tiêu nâng cao tỷ lệ IVF thành công, những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản đang được IVF Tâm Anh áp dụng để nâng cao tỷ lệ IVF thành công, giúp vợ chồng hiếm muộn sinh con khỏe mạnh.
Xét nghiệm phân tích di truyền trước chuyển phôi (PGT-Preimplantation Genetic Testing) là kỹ thuật đi sâu vào phân tích di truyền bên trong của phôi. Đội ngũ bác sĩ sẽ chọn lọc những phôi không gây bệnh lý di truyền để chuyển phôi.
Nhờ kỹ thuật này mà khả năng IVF thành công cao, ngăn ngừa bệnh tật di truyền hoặc giảm tỷ lệ đình chỉ thai kỳ do các dị tật di truyền. Ngoài ra, khi chắc chắn phôi khỏe mạnh, có thể giảm số lượng phôi trong một lần chuyển, hạn chế tỷ lệ đa thai.
IVF Tâm Anh xây dựng lab phôi học công nghệ cao, được thiết kế đặc thù với cơ sở vật chất, các trang thiết bị hiện đại bậc nhất, phòng nuôi cấy phôi theo tiêu chuẩn ISO 5… đóng vai trò trọng yếu vào kết quả mang thai của khách hàng.
Những kỹ thuật khó, như micro-TESE, trữ trứng và tinh trùng số lượng ít, sàng lọc di truyền tiền làm tổ (PGS), chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (PGD) phôi ngày 5, xét nghiệm sinh thiết tử cung ERA test xác định chính xác ngày chuyển phôi, điều trị dự phòng viêm niêm mạc tử cung, những kỹ thuật mà trước đây khách hàng phải ra nước ngoài để thực hiện thì nay có thể thực hiện ngay tại phòng lab của IVFTA.
Cá thể hóa phác đồ điều trị kích thích buồng trứng, cũng như liệu trình điều trị cho từng bệnh nhân riêng biệt là xu hướng mới trên thế giới, nay cũng được ứng dụng thường quy tại IVFTA, cho phép phụ nữ lớn tuổi, suy buồng trứng có thể thu được noãn chất lượng.
Trung tâm cũng có đội ngũ chuyên gia nam học tìm tinh trùng cho những người chồng mắc bệnh lý vô tinh. Với hệ thống kính hiển vi vi phẫu có độ phóng đại 30 lần, trường quan sát rộng, hình ảnh rõ nét, kính hiển vi đảo ngược với độ phóng đại hơn 200 lần, họ có thể thực hiện các ca vi phẫu micro-TESE cho nam giới không có tinh trùng, tinh trùng bất động, với tỷ lệ thành công đến 80%.
IVF Tâm Anh là đơn vị có tỷ lệ IVF thành công cao hàng đầu Việt Nam là 64,5%, cao hơn mức tỷ lệ thành công trung bình của thế giới là 50%.
Hệ thống Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF Tâm Anh nhận chứng nhận RTAC ngày 2/9/2022. Ảnh: BVĐK Tâm Anh
Tháng 9/2022, IVF Tâm Anh trở thành Hệ thống trung tâm Hỗ trợ sinh sản tiên phong tại Việt Nam đạt 100% chứng chỉ RTAC. Trong đó IVF Tâm Anh Hà Nội là đơn vị tiên phong ở khu vực phía Bắc đạt chứng nhận RTAC, đồng thời là đơn vị triển khai nhiều kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đạt tiêu chuẩn RTAC hàng đầu tại Việt Nam với hầu hết các kỹ thuật cao cấp đang được áp dụng trên thế giới.
IVF Tâm Anh TP.HCM chỉ sau hơn một năm thành lập cũng trở thành trung tâm IVF toàn cầu khi đạt được chứng nhận RTAC cho những kỹ thuật hiện đại và thiết yếu trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn.
RTAC là bộ tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng được giám định độc lập, khách quan. Chứng nhận RTAC khẳng định ngành hiếm muộn Việt Nam đã đạt được đẳng cấp quốc tế, sánh vai cùng các đơn vị hỗ trợ sinh sản lớn trên thế giới.
Hơn một triệu cặp vợ chồng hiếm muộn ở Việt Nam có cơ hội được sử dụng những dịch vụ chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế với chi phí hợp lý và hiệu quả tối ưu.
"Chúng tôi nỗ lực để chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân. Đó cũng là mục tiêu của chúng tôi: không chỉ là giúp các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn thỏa nguyện ước mơ làm cha làm mẹ mà còn giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống", bác sĩ Lê Hoàng nói.
Từ 6/9/2022, Hệ thống BVĐK Tâm Anh tổ chức chương trình Tuần tư vấn Vô sinh không vô vọng, với sự tham gia của PGS.TS.BS Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm IVFTA Hà Nội, ThS.BS Giang Huỳnh Như - Giám đốc Trung tâm IVFTA-HCM cùng đội ngũ cộng sự giỏi trong điều trị vô sinh hiếm muộn.
Gửi câu hỏi tại đây để được các chuyên gia giải đáp chi tiết trong chương trình.