Tối 18/3 vừa qua trên HBO Max đã chính thức trình chiếu một trong những tác phẩm gây nhiều tranh cãi nhất thế giới trong 4 năm trở lại đây: Justice League phiên bản của đạo diễn Zack Snyder.
Mặc dù ban đầu chỉ được phê duyệt 30 triệu đô nhưng Zack Snyder đã mạnh tay xài hẳn 70 triệu đô la cho việc quay lại và áp dụng các hiệu ứng kỹ thuật số CGI mới để đáp ứng yêu cầu của mình, đồng thời giải tỏa cơn khát đã nhiều năm của những người hâm mộ về một bản cắt tốt hơn. Tuy vậy, khi xem phim chắc hẳn nhiều người cũng cảm thấy rất kỳ lạ khi mà bộ phim này lại được chiếu ở định dạng 4:3 giống với thế hệ tivi CRT cổ xưa – vốn tưởng đã đi vào dĩ vãng.
Có thể ít người để ý tới dòng thông báo (hay là cảnh báo?) của HBO vào đoạn mở đầu của phim:
"Bộ phim này được trình chiếu ở định dạng 4: 3 để giữ tính toàn vẹn cho tầm nhìn sáng tạo của Zack Snyder."
Đúng rồi, chúng ta không nhìn lầm đâu. HBO đã không cắt xén hình ảnh một cách "giả tạo" chỉ để đáp ứng nhu cầu xem phim trên màn hình rộng của chúng ta. Cũng chẳng ai có thể nói với Snyder rằng: "Này, có lẽ không cần phải làm cho Justice League giống với First Cow đâu, và bộ phim không nhất thiết phải được trình chiếu với định dạng bó hẹp như thế chứ".
Sau ba năm đòi hỏi không ngừng từ các fan thì Zack Snyder đã biến yêu cầu này thành sự thật. Chúng ta phải chấp nhận rằng đây chính là tầm nhìn của ông, ý đồ của ông, và không ai có thể thay đổi nó.
Gần đây thì chúng ta có First Cow (một phim về một con bò có diễn biến chậm dễ gây nhàm chán nhưng được đánh giá cao về mặt nghệ thuật) cũng được quay với tỷ lệ 4:3 ít phổ biến này, nhưng bộ phim này đã bị mất vị trí ở hạng mục Hình ảnh đẹp nhất (Best Picture) trong danh sách đề cử.
Vậy nhưng, Justice League phiên bản của đạo diễn Zack Snyder là bộ phim độc quyền nổi bật nhất của HBO Max tính đến hiện tại. Bộ phim này đã được ra rạp lần đầu từ 2017 – tức là từ trước khi dịch vụ truyền hình trực tuyến HBO Max ra đời (27/5/2020). Sự xuất hiện của Zack Snyder’s Justice League rất có ý nghĩa trong việc thu hút thêm những người đăng ký mới (subscribers).
Bây giờ, thay vì chế giễu việc vị đạo diễn tài ba này chọn tỷ lệ khung hình theo kiểu phim truyền hình những năm 90 (và để trống khoảng một nửa màn hình trên hầu hết các thiết bị hiện đại) thì chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu vấn đề.
Lý do nào khiến cho đạo diễn Zack Snyder và HBO làm như vậy, và liệu tỷ lệ 4:3 này có làm "hoen ố" tác phẩm và giảm trải nghiệm xem phim của khán giả không?
Thông tin về việc bản cắt của Snyder sẽ được công chiếu ở tỷ lệ 4:3 đã xuất hiện từ trước ngày 18/3 nhưng không được nhiều người chú ý. Vì vậy, đây thực sự có thể được là cảnh báo duy nhất của HBO vào phút chót để giúp những người hâm mộ ít bị ám ảnh hơn.
Khi một bộ phim được quay, một phần của quá trình (hoặc ít nhất là một phần của những gì đã được quay trong quá khứ mà sau này sẽ được dựng thành phim – đoạn này hơi xoắn não một chút) sẽ được ghi lại với ý đồ rằng sản phẩm cuối cùng có thể sẽ bị cắt cúp (về khung hình) khi xem. Quá trình này không bao giờ là lý tưởng đối với mọi bộ phim.
Theo một cuộc phỏng vấn của British Cinematographer với nhà quay phim Fabian Wagner, Justice League đã được quay 4-perf, đóng khung ở tỷ lệ khung hình 1,85:1, vì Snyder muốn thoát khỏi kiểu hình tiệm biến (anamorphic) của các bộ phim trước". Khi xem bản phim chiếu rạp, chúng tôi nhận thấy hình ảnh bị làm nhỏ hơn một chút so với những gì đã được quay ban đầu để phù hợp với hầu hết các màn chiếu.
Bên trái là hình từ Justice League 2017, bên phải là bản 2021
Tên gọi "anamorphic" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với hai thành tố morphe (hình dạng) và ana (trở lại), ám chỉ sự biến đổi nhất thời sau đó sẽ trở lại hình dáng bình thường. Chính vì thế, giới điện ảnh đã mượn nét nghĩa này để đặt tên cho kỹ thuật ghi hình "anamorphic". Về cơ bản, anamorphic là định dạng ảnh bị bóp méo tại thời điểm ghi hình, nhưng sau đó được kéo giãn để trở lại bình thường khi trình chiếu. Một ví dụ thường thấy của định dạng anamorphic là trong phim điện ảnh, khi khung hình trải dài hơn bình thường, thi thoảng xuất hiện kèm hai thanh màu đen ở trên và dưới màn ảnh.
Một phần lý do khiến bộ phim ban đầu được đóng khung ở tỷ lệ khung hình vuông hơn một chút là vì nó được thiết lập để xuất hiện tại các rạp IMAX. Những rạp chiếu phim này sử dụng một màn hình có dạng hình hơi vuông hơn. Sau khi bộ phim được thực hiện với định dạng IMAX, nó sẽ được cắt với tỷ lệ mà hầu hết mọi người đã thấy trong rạp chiếu phim.
Cảnh quay Wonder Woman lộn nhào trước Steppenwolf là một ví dụ tuyệt vời về lý do tại sao chúng ta cần một khung hình đầy đủ
Khi lên kế hoạch cho bộ phim, Wagner và Snyder đã thảo luận về cách mà định dạng "hình vuông" sẽ đem lại tính chất sử thi cho bộ phim hơn là tỷ lệ khung hình anamorphic. Wagner cũng chia sẻ: "Tôi hơi lo lắng về việc làm thế nào mà chúng ta có thể đưa nửa tá siêu anh hùng lên màn ảnh trong cùng một khung hình, nhưng sau khi xem xét kỹ lưỡng các cảnh trong kịch bản với Zack, thì chúng tôi tin rằng 1,85:1 sẽ là phù hợp và hoàn hảo."
A, B, C đều là cảnh trên nhưng cắt theo tỷ lệ 16:9 và đều làm mất đi những ý đồ của đạo diễn
Như vậy, bộ phim này được quay với định dạng "hơi vuông" từ đầu để giúp người xem thấy được nhiều thứ hơn trên màn hình so với phiên bản 2017 (được phát hành ở định dạng màn hình rộng truyền thống hơn, và thời lượng cũng ngắn hơn một nửa).
Hiện tại, cách tốt nhất để xem bộ phim này là thưởng thức nó trên thiết bị có tỷ lệ màn hình tương tự như IMAX, dù cho kích thước có thể không sánh được bằng:
Xem Justice League phiên bản 2021 trên iPad Pro 12.9 inch thì còn gì bằng?