Chủ nhân của bộ truyện này chính là cô họa sĩ tài năng Xuân Lan. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống tại Hà Nội, cô gái ấy từ nhỏ đã nghe rất nhiều về tư tưởng "sống trong vùng an toàn" của bố mẹ. Có lẽ vì thế, mặc dù yêu thích hội họa từ những ngày mới học mẫu giáo, nhưng cô nữ sinh ngày nào vốn chỉ nghĩ đến môn nghệ thuật này như một năng khiếu "nho nhỏ", chưa nghĩ đến việc sẽ theo đuổi như một công việc chính thức.
Sau khi trở thành giảng viên tiếng Anh của trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội được vài năm, Xuân Lan đã có một quyết định táo bạo khi nghỉ việc để theo đuổi ước mơ làm họa sĩ của mình. Cô đã dùng những nét vẽ đáng yêu và ngôn ngữ giản dị để chia sẻ câu chuyện theo đuổi ước mơ của mình như một cuốn nhật ký bằng tranh. Và chỉ trong một thời gian ngắn, bộ truyện tranh "Mình đã trở thành họa sĩ như thế nào" đã được đón nhận rất tích cực (like, share và comment). Câu chuyện theo đuổi ước mơ của Xuân Lan đã trở thành nguồn cảm hứng khiến nhiều cô gái trẻ nhìn lại ước mơ và chia sẻ câu chuyện của mình.
Cô bạn Nguyễn Ngọc Mai Trâm đang theo học ngành Luật nhưng bạn bè họ hàng đều cho rằng ngành khô khan không hợp với con gái nhưng vì ước mơ trở thành chuyên viên tư vấn pháp lý nên cô gái này vẫn tự tin theo đuổi đam mê và chứng minh cho mọi người.
Linh Phan yêu Đà Lạt và mong muốn mở một homestay và nông trại trồng hoa tại Đà Lạt nhưng công việc nhân viên văn phòng và cái suy nghĩ của bố mẹ: Con gái cần một cuộc sống ổn định lại trở thành rào cản của cô gái này. Đây chắc chắn không chỉ là câu chuyện của Linh mà là câu chuyện của rất nhiều cô gái gặp phải hiện nay. Công việc ổn định chính là cái tiêu chuẩn mà xã hội gắn vào cuộc đời của một người phụ nữ cần có mà chẳng cần quan tâm là họ có muốn hay không. Linh đã nhận ra điều đó và cô nàng quyết tâm tự lựa chọn tương lai cho mình "Tuổi trẻ cần trải nghiệm, cần vượt qua giới hạn".
Hình mẫu một người phụ nữ lý tưởng xã hội tự dựng nên, chăm ngoan học giỏi, công việc ổn định, tình yêu viên mãn… trở thành một rào cản to lớn ảnh hưởng tới cuộc đời của nhiều người, mọi hành động, quyết định, cư xử của các cô gái luôn bị so sánh với "con nhà người ta", tệ hơn nữa là con nhà người ta còn không hề tồn tại.
Vũ Thị Huyền ước mơ trở thành một diễn giả tâm lí nhưng vì ngôn ngữ vùng miền phát âm không chuẩn và chứng sợ đám đông nên cô nàng đã tạm gác lại ước mơ để làm việc trong lĩnh vực marketing. Nhưng câu chuyện của Xuân Lan đã mang tới niềm cảm hứng và động lực để một lần nữa cô gái ấy quyết tâm rèn luyện và cải thiện kỹ năng của mình để đạt được ước mơ trở thành một diễn giả.
Dường như cô gái nào ít nhất cũng từng gặp phải một trong những rào cản đến từ về ngoại hình & thể lực, rào cản xuất thân và rào cản xã hội… trong cuộc đời mình dù muốn hay không. Chính những rào cản ấy làm cho khái niệm "sống với đam mê" trở thành điều xa xỉ đối với các cô gái.
Cũng giống như nhiều cô bé gái, ngày nhỏ Vũ Hoàng Yến đã ước mơ trở thành cô giáo nhưng do điều kiện kinh tế cô bạn đã phải lựa chọn một con đường khác. Bây giờ, dù có chút hối tiếc nhưng cô nàng cho rằng có nhiều con đường đạt được ước mơ, dù tốn thời gian hơn một tí nhưng sau khi đi làm cô nàng đã quyết định học tiếp thạc sĩ để viết tiếp ước mơ thủa bé.
Trần Thị Thảo Lan ấp ủ sở hữu một thương hiệu thời trang mang tên mình nhưng không được bố mẹ ủng hộ và kinh tế không cho phép. Không vì thế mà bỏ cuộc, cô bạn này đã không ngừng tìm tòi và nỗ lực học tập và đã cho ra mắt được BST đầu tiên của mình.
Sự thành công mà Xuân Lan cũng như nhiều cô gái khác có được ngày hôm nay là do họ có nền tảng tốt, có cha mẹ giàu, là con ông cháu cha… Hay là do họ đã vượt qua những rào cản, không ngừng nỗ lực mỗi ngày, đã bất chấp những va vấp và thất bại để theo đuổi và chinh phục ước mơ? Xuân Lan, Linh, Huyền, Thảo Lan, Mai Trâm, Yến đã có câu trả lời cho riêng mình. Có người chọn cách đi đường vòng, vừa làm vừa theo đuổi đam mê, một số bạn trẻ từ bỏ hẳn công việc chọn mạo hiểm để xem đó là cách giúp họ bứt phá, vượt qua giới hạn trong cuộc sống. Dù lựa chọn như thế nào nhưng Xuân Lan, Linh, Huyền, Thảo Lan, Mai Trâm, Yến... đều quyết tâm vượt qua những rào cản để tự mình khám phá, chinh phục ước mơ.
"Đeo đuổi ước mơ" - Bảng chỉ dẫn dành cho những cô gái đang muốn vượt rào cản để theo đuổi đam mê
Trong hành trình khám phá những trải nghiệm mới, chinh phục ước mơ các cô gái không hề đơn độc, Sunsilk sẽ luôn đồng hành và cổ vũ bạn sống hết mình cùng ước mơ. Với thông điệp "Bung mình tỏa sáng, bung ước mơ riêng" Sunsilk mong muốn truyền động lực đến các cô gái, tuổi trẻ là phải xông pha, phải thử nghiệm, phải sáng tạo và sống hết mình với những đam mê, nhiệt huyết.
Năm 2020, chiến dịch "Bung mình tỏa sáng, bung ước mơ riêng" do Sunsilk khởi xướng nhằm cổ vũ nữ giới vượt qua rào cản, định kiến để theo đuổi đam mê. Hy vọng những câu chuyện truyền cảm hứng Sunsilk mang tới sẽ tiếp thêm động lực cho tất cả các cô gái dám bung mình tỏa sáng!
Xem thêm câu chuyện của các cô gái Sunsilk đang nỗ lực vượt rào cản theo đuổi đam mê tại đây.