Không thể phủ nhận rằng ở thời điểm hiện tại, game NFT đang là một trong những chủ đề thu hút được rất nhiều sự chú ý trong ngành công nghiệp game online ở thời điểm hiện tại. Rất nhiều ý kiến cho rằng đây là một trong những điều đang tạo nên sự chia rẽ, khi không phải bất cứ ai cũng tán đồng hay cho rằng việc tích hợp tính năng NFT sẽ mang lại những tín hiệu tích cực cho các game thủ. Nhưng nếu như Valve cấm triệt để, các studio lớn thờ ơ thì ở chiều ngược lại, vẫn có không ít những ông lớn đang sẵn sàng gia nhập đường đua này.
Ubisoft
Xuất phát sớm nhất trong đường đua này có lẽ là Ubisoft. Thế nhưng, kết quả mà họ thu được lại là tương đối nghèo nàn. "Cha đẻ" của những siêu phẩm như Far Cry, Assasin's Creed hay Call of Duty đã công bố một sáng kiến NFT mang tên Ubisoft Quartz, nơi người chơi có thể mua, trao đổi và giao dịch các vật phẩm trong game như trang phục và vũ khí dưới dạng NFT thông qua tiền mã hóa Tezos.
Thế nhưng, tới lúc thống kê, chỉ có 15 vật phẩm được bán ra. Còn lại, Ubisoft chẳng nhận được gì khác ngoài làn sóng tẩy chay mạnh mẽ thói "hút máu" bằng cách tích hợp NFT vào game này.
Tencent
Không trực tiếp tham gia, thế nhưng điều này cũng chẳng đồng nghĩa với việc ông lớn công nghệ của Trung Quốc chịu đứng ngoài cuộc chơi. Thông qua một công ty được hậu thuẫn mang tên Voodoo tại Pháp, Tencent đã quyết định đầu tư hơn 200 triệu USD vào việc phát triển công nghệ blockchain vào năm tới để tiếp tục phát triển dự án P2E NFT của mình.
Với những lời có cánh như "sự đột phá" trong ngành công nghiệp game, dự án 200 triệu USD của Voodoo đang rất được kỳ vọng sẽ sớm ra mắt trong năm 2022 này.
Konami
Bức tranh NFT của Castlevania có giá 150.000$
Tại Nhật Bản, một ông lớn khác là Konami cũng chứng minh mình là kẻ rất biết bắt nhịp cùng thời đại. Theo đó, mới đây thôi, công ty game lớn nhất tại Nhật Bản này vừa thông báo rằng sẽ phát hành NFT riêng để kỷ niệm 35 năm thương hiệu trò chơi điện tử nổi tiếng Castlevania.
Cụ thể, Konami sẽ tung ra bộ sưu tập NFT về Castlevania, trong đó gồm các kỷ vật như bài hát “Vampire Killer”, các cảnh vật trong game và pixel art được vẽ riêng cho bộ sưu tập. Tất cả sẽ được mang bán đấu giá từ ngày 12/1 vừa qua. Cuộc đấu giá sẽ diễn ra ở Vương quốc Anh và Nhật Bản. Để tham gia đấu giá Castlevania NFT, người dùng phải có ETH trong ví và đủ tuổi hợp pháp trong quốc gia của họ.
Square Enix
Ngay đầu năm mới, chủ tịch của Square Enix đã không ngần ngại mà giấu diếm tham vọng tiến sâu vào lĩnh vực game NFT của mình thông qua một bức thư gửi tới người hâm mộ. Tuy chưa có dự định cụ thể, thế nhưng điều này cũng đủ khiến cho các fan của nhiều series nổi tiếng như Final Fantasy cảm thấy phẫn nộ.
Để rồi ngay cả khi chưa có một kế hoạch rõ ràng, Square Enix đã và đang nhận phải rất nhiều sự phản đối từ phía game thủ. Thậm chí còn xuất hiện cả một làn sóng tẩy chay nhắm tới thương hiệu studio nổi tiếng này.