1. Đại thiếu gia với cuộc sống xa hoa, tiêu tiền như giấy
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có bố là tỷ phú, sở hữu khối tài sản kếch xù, ngay từ khi còn nhỏ Lý Húc đã được sống trong nhung lụa giàu sang. Lớn lên được mẹ nuông chiều quá mức, Lý Húc trở thành một tay chơi khét tiếng, chỉ biết chơi bời nhậu nhẹt, ăn không ngồi rồi, tiêu tiền như nước. Mỗi ngày đều phải nhìn thấy bộ dạng say xỉn, sa đọa của con trai mình, tỷ phú Lý vô cùng đau lòng và bất lực.
Nếu cứ tiếp tục như vậy, cuộc đời con trai mình sẽ hỏng bét. Ông đã rất nhiều lần răn đe, khuyên bảo nhưng “đứa con trời đánh” này không coi trọng chuyện đó, anh cho rằng tiền của cha sẽ đủ cho mình ăn uống cả đời, vậy tại sao phải sống chật vật?
Một ngày nọ, khi anh và mẹ anh đang ở nhà, đột nhiên một nhóm đòi nợ thuê xông vào căn biệt thự để đập phá, đập phá, cướp tài sản. Hai mẹ con không hiểu chuyện gì đang xảy ra, sợ đến nỗi chỉ biết trốn vào một góc.
Hóa ra, công ty cha anh làm ăn thua lỗ, không xoay được tiền nên đã vay nặng lãi để sản xuất hàng loạt linh kiện. Thế nhưng xưởng đúc đã lấy tiền rồi bỏ trốn, công ty không có hàng để giao còn phải gánh thêm một đống nợ. Mặc dù đã bán lại toàn bộ công ty nhưng cũng chỉ bù đắp được một phần nợ, vì thế gia đình anh chính thức phá sản.
Không còn một xu dính túi, biệt thự cũng đem đi gán nợ, gia đình anh phải chuyển đến một khu ổ chuột rách nát, tồi tàn ở vùng ngoại ô. Thế nhưng, Lý Húc sống trong nhung lụa cả đời chưa từng trải qua những tháng ngày khốn khổ, hoàn toàn không thể chấp nhận hiện thực trớ trêu này.
Lý Húc ra ngoài tìm việc, phát tờ rơi nhưng mới được nửa ngày đã quay về, tỏ vẻ ai oán bất lực: “Con không thể chịu nổi nữa rồi, con muốn chơi game và học lập trình game. Thế nhưng hoàn cảnh lúc này của gia đình căn bản không thể chi trả được học phí”.
2. Cuộc sống thảm thương đến khó tin
Tận cùng của tuyệt vọng, Lý Húc đã cùng cha mình tìm đến các nhân viên và cổ đông cũ trong công ty cầu xin sự giúp đỡ. Thế nhưng, điều họ nhận được chỉ là sự coi thường và sỉ nhục.
Khi tìm gặp ông Lưu - một nhân viên cũ của công ty, ông ta không những không cho mượn một xu, mà còn sỉ nhục Lý Húc: "Một thằng nghịch tử không nghĩ đến mặt mũi cho cha mình như mày, ngày nào cũng tụ tập ăn chơi, bây giờ phá sản còn dám đến đây vay tiền ư?”. Thái độ ngạo mạn của ông Lưu khiến anh vô cùng bất mãn, nổi giận đùng đùng.
Trước đây, khi cha anh còn ở đỉnh cao danh vọng, ai gặp cũng phải cúi đầu, vậy mà có nằm mơ anh cũng không thể ngờ bản thân lại có ngày nhục nhã như thế này.
Hai cha con bị đuổi ra ngoài như kẻ ăn xin, Lý Húc bắt cha đến nhà bác gái mình để vay tiền. Thế nhưng, bác trai lại là một người vô cùng keo kiệt, bủn xỉn, trước giờ chưa từng cho ai bất cứ đồng nào. Bác gái mặc dù rất thương cho hoàn cảnh của hai cha con nhưng cũng “lực bất tòng tâm”.
“Người thân thì đã sao? Nhà tôi không phải trạm cứu trợ, muốn xin ăn cũng đừng tìm đến đây. Hơn nữa, dù có vay bao nhiêu cũng không đủ cho thằng nghịch tử này phá phách đâu”. Từng lời nói của bác trai như một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt Lý Húc. Sự thờ ơ của người thân, bạn bè thực sự khiến anh tuyệt vọng.
Nhà mất, xe mất, không còn máy tính mất, xe cộ, ngay cả điện thoại di động cũng trở thành thứ xa xỉ, giờ đây anh phải sống như thế nào?
Ông Lý tức giận tát thẳng vào mặt con trai: "Thằng khốn nạn, tao cực khổ kiếm tiền nuôi mày khôn lớn để mày trở thành người như thế này à? Hồi nhỏ mày ngoan ngoãn, nghe lời, sống có lý tưởng và khát vọng. Thế nhưng nhìn xem, bây giờ thì sao? Muốn sống tiếp thì hãy tự mình kiếm tiền đi”.
3. “Giác ngộ” và “tái sinh”
Ngày hôm sau, ông Lý đi tìm việc làm. Nhưng vì tuổi tác đã cao nên không một công ty nào đồng ý tuyển dụng. Không còn cách nào khác, ông đành phải đi lao động tại công trường. Đến trưa, mẹ Lý Húc bảo anh đi đưa cơm cho cha.
Thấy cha dưới cái nắng như thiêu đốt, mồ hôi như mưa, hai vai cháy nắng, trong lòng Lý Húc rất khó chịu. Ông Lý đang ăn cơm thì bị quản đốc dùng một cú đấm trời giáng, kêu gào chưa đến giờ ăn, muốn ăn thì đừng làm mà cút ra ngoài!
Lý Húc không thể chịu đựng nổi, anh tức giận, gây sự với quản đốc. Cha anh chỉ biết kéo anh đi nơi khác, cầu xin quản đốc: “Con trai tôi ngu dốt, có mắt mà không thấy núi Thái Sơn. Xin ông chủ làm ơn đừng chấp nó và hãy cho tôi được tiếp tục làm việc…”
Lúc này đây, Lý Húc cuối cùng hiểu ra bổn phận của người con, không thể để cha mình phải chịu đựng thêm nữa, anh ra ngoài tìm ba công việc bán thời gian, phát tờ rơi, đến nhà hàng làm việc nhà, làm tài xế. Mỗi ngày đều làm việc cực khổ từ sáng đến tối, thế nhưng dù khó khăn đến đâu cũng phải nghiến răng chịu đựng.
Ở tuổi 24, Lý Húc đã nhận ra kiếm tiền là việc không hề dễ dàng. Anh tự trách bản thân vì những ngày trước chỉ biết ăn chơi, tiêu xài hoang phí. Trải qua biến cố gia đình phá sản, người thân bạn bè quay lưng, anh đã hiểu được nỗi khổ tâm, nỗi vất vả của cha mẹ. Lý Húc bây giờ so với chàng công tử ăn không ngồi rồi của quá khứ đã thực sự trưởng thành hơn rất nhiều.
Sau nhiều ngày làm việc vất vả, Lý Húc đã tự mình kiếm được 4000 nhân dân tệ đầu tiên trong cuộc đời đưa về cho cha mẹ. Hai người nhìn đứa con trai của mình xúc động không cầm được nước mắt.
Tối hôm đó, cha anh hứa sẽ đưa cả nhà đi ăn một bữa. Thế nhưng, đến nơi Lý Húc ngẩn người, đây không phải là một quán ăn bình dân mà là một nhà hàng sang trọng. “Cha đang làm gì vậy, số tiền này là con vất vả làm ra, sao chúng ta có thể tiêu xài hoang phí khi chúng ta đã không còn giàu có như trước? ”
Một lúc sau, nhiều người khác cũng bước vào, đó là quản đốc đã đánh cha anh, là ông Lưu và những cổ đông cũ đã sẵn sàng quay lưng khi anh đến cầu xin sự giúp đỡ, còn có cả bác gái và người bác trai bủn xỉn, sắt đá. Lý Húc sững sờ hồi lâu. Chuyện này rốt cuộc là sao?
Sau đó, cha anh cuối cùng cũng nói ra sự thật. Hóa ra gia đình anh không hề bị phá sản. Tất cả đều là màn kịch do cha anh và mọi người dựng lên để dạy dỗ anh nên người, khiến anh như được “tái sinh”, biết suy nghĩ và trưởng thành hơn.
Lý Húc hiểu ra tất cả, ôm chầm lấy cha mình khóc như mưa.
“Dạy một người câu cá còn hơn là cho anh ta một con cá.” Trách nhiệm của cha mẹ là nuôi dạy con cái thành “tài sản”, không phải để lại “tài sản” cho con cái. Quyền năng lớn nhất của cha mẹ là ban tặng cuộc sống cho con cái, và trí tuệ lớn nhất của cha mẹ là khơi nguồn nội lực cho sự trưởng thành của con cái.