Từng được coi là "kẻ treo cổ", bệnh bạch hầu nguy hiểm tới mức nào?

TS.BS Nguyễn Kiên Cường - Viện Y học Dự phòng Quân đội | 11-07-2020 - 10:29 AM

(Tổ Quốc) - Bạch hầu tổn thương đường hô hấp khiến người bệnh ngạt thở rất khổ sở và hậu quả là suy hô hấp và tử vong.



Vừa qua, trên mạng xã hội Lotus xuất hiện bài viết rất đáng chú ý của TS.BS Nguyễn Kiên Cường - Viện Y học Dự phòng Quân đội về bệnh bạch cầu - căn bệnh vừa "tái xuất" nguy hiểm ở nước ta. Để độc giả có thêm thông tin phòng bệnh, chúng tôi xin đăng lại bài viết này.

Nếu nhiễm bệnh, vi khuẩn bạch hầu sẽ giải phóng độc tố vào máu và gây ra các tổn thương ở đường thở, mũi họng và lưỡi.

Làm người mắc bệnh có biểu hiện lâm sàng điển hình là có những cơn ho với âm thanh giống như tiếng chó sủa hay còn được mô tả là "ho như chó sủa", tổn thương đường hô hấp dẫn đến ngạt thở rất kinh khủng và khổ sở và hậu quả là suy hô hấp và tử vong.

Vào thế kỷ XVII, người Tây Ban Nha gọi bệnh bạch hầu là "El garatillo" có nghĩa là "kẻ treo cổ" vì những ảnh hưởng nghiêm trọng và khủng khiếp của bệnh tới sức khỏe của người mắc bệnh và cộng đồng.

Theo chia sẻ của Bác sĩ Ngô Đức Hùng, bác sĩ khoa Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai: "Bạch hầu vốn nằm trong nhóm bệnh được đẩy lùi bởi tiêm chủng mở rộng. Nhờ vắc xin mà chúng ta bớt đi được 1 mối nguy hiểm.

Nếu nhiễm bệnh, vi khuẩn bạch hầu sẽ giải phóng độc tố vào máu và gây ra các tổn thương ở đường thở, mũi họng và lưỡi.

Làm người mắc bệnh có biểu hiện lâm sàng điển hình là có những cơn ho với âm thanh giống như tiếng chó sủa hay còn được mô tả là "ho như chó sủa", tổn thương đường hô hấp dẫn đến ngạt thở rất kinh khủng, khổ sở, hậu quả là suy hô hấp và tử vong.

Từng được coi là kẻ treo cổ, bệnh bạch hầu nguy hiểm tới mức nào? - Ảnh 2.

Với trẻ em, trẻ vốn có đặc điểm giải phẫu là đường thở rất nhỏ, do đó khi chỉ bị nhiễm bệnh trong thời gian ngắn là có nguy cơ ngạt thở, suy hô hấp và tử vong rất nhanh nếu không theo dõi sát và điều trị kịp thời.

Vậy bệnh bạch hầu nguy hiểm tới mức nào?

Theo TS.BS Nguyễn Kiên Cường - Viện Y học Dự phòng Quân đội, bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây nên. \

Bệnh gây nên tổn thương chủ yếu ở đường hô hấp với các tổn thương có giả mạc thường gặp ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Ngoài ra có thể xuất hiện tổn thương trên da, niêm kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.

Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu có tên gọi là Corynebacterium diphtheriae. Vi khuẩn này lây lan từ người sang người, thường qua các giọt hô hấp, như ho hoặc hắt hơi. Tuy nhiên cũng có thể lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với vết loét hoặc vết thương hở của người mắc bệnh.

Những biến chứng bệnh bạch hầu có thể kể đến:

- Suy hô hấp: Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu có thể tạo ra độc tố. Độc tố này gây tổn thương mô ở vùng bị nhiễm trùng ngay lập tức - thường là mũi và cổ họng.

Tại vị trí đó, nhiễm trùng làm hình thành một màng cứng màu xám (giả mạc) bao gồm các tế bào chết, vi khuẩn và các chất khác. Màng này có thể cản trở hô hấp, gây khó thở cho người bệnh. Đây là lý do mà bạch hầu từng bị coi là "kẻ treo cổ" vì khiến người mắc bệnh rất khốn khổ khi khó thở, không thể thở một cách bình thường.

- Tổn thương cơ tim: Độc tố của vi khuẩn bạch hầu có thể theo dòng máu đến các cơ quan khác nhau của cơ thể và làm tổn thương các cơ quan như tổn thương tim, gây viêm cơ tim. Tổn thương viêm cơ tim nặng nề có thể gây suy tim sung huyết và đột tử.

Từng được coi là kẻ treo cổ, bệnh bạch hầu nguy hiểm tới mức nào? - Ảnh 3.

- Tổn thương thần kinh, viêm đa dây thần kinh: Tương tự, độc tố vi khuẩn bạch hầu có thể gây tổn thương thần kinh.

Thần kinh chi phối vận động của các cơ vùng hầu họng là cơ quan thần kinh đầu tiên bị các vi khuẩn bạch hầu tấn công, hậu quả dẫn đến rối loạn nuốt và khó nuốt. Các dây thần kinh chi phối vận động của các chi thể khi bị tổn thương đến rối loạn vận động của các chi, gấy yếu cơ, liệt cơ.

Tổn thương thần kinh ngoại vi thường gặp hơn trong bệnh bạch hầu, tuy nhiên những biến chứng của tổn thương thần kinh trung ương cũng được ghi nhận như xuất huyết não, viêm não, viêm màng não, thoái hóa tế bào hạch, Hội chứng Guillain-Barré .v.v.

- Tử vong: Người mắc bệnh bạch hầu nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách có thể tử vong nhanh chóng. Trước khi có vắc xin phòng bệnh, bệnh bạch hầu là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em trên toàn thế giới.

Trong lịch sử đã có nhiều vụ dịch bệnh bạch hầu với số lượng lớn xảy ra với hậu quả nặng nề. Hầu hết bệnh nhân tử vong do ngạt thở, suy hô hấp và/ hoặc viêm cơ tim, tỷ lệ tử vong từ 3,5% - 12% số trường hợp mắc bệnh mặc dù được điều trị. Tỷ lệ tử vong do bệnh bạch hầu ở trẻ em tương đương với tỷ vong ở trẻ do mắc bệnh bạch cầu lympho cấp.

Từng được coi là kẻ treo cổ, bệnh bạch hầu nguy hiểm tới mức nào? - Ảnh 4.

Đáng mừng là, năm 1923, vắc xin giải độc tố bạch hầu ra đời và từ đó đến nay tính nghiêm trọng của bệnh dịch đã thay đổi trên toàn thế giới.

Để phòng bệnh bạch hầu, thì việc tiêm chủng phòng bệnh là hết sức quan trọng. Người dân, nhất là tại các địa phương nơi có dịch bệnh lưu hành cần chủ động tìm hiểu thông tin và thực hiện tiêm phòng theo đúng hướng dẫn và khuyến cáo của ngành y tế.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Xnumx Amino: Giải pháp hỗ trợ phục hồi toàn diện cho phụ nữ sau sinh

(Tổ Quốc) - Phụ nữ sau sinh cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để phục hồi sức khỏe và tái tạo năng lượng sau khi trải qua giai đoạn đầy khó khăn của quá trình sinh nở. Việc bổ sung các acid amin thiết yếu là vô cùng quan trọng. Xnumx Amino là giải pháp giúp phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng và hiệu quả.