Tuẫn táng là 1 phong tục tàn khốc của Trung Quốc cổ đại, hay vẫn thường được gọi là tục tuẫn táng nô lệ dùng để chôn người sống (gái đồng trinh) cùng với người đã chết (hầu hết là các tỳ thiếp và nô lệ) để người chết dù qua thế giới bên kia vẫn có người hầu kẻ hạ như lúc sinh thời hoặc dùng để trấn yểm (hay còn gọi là "yếm thắng", được định nghĩa là thuật dùng lời nguyền để khuất phục 1 ai đó).
Tuẫn táng và những điều cần biết
Hủ tục tuẫn táng thịnh hành vào thời kỳ nô lệ. Tuy nhiên, tới thời kỳ phong kiến các vị quân chủ vẫn lạm dụng nó, không chỉ có nô tỳ mà thậm chí còn bắt cả thê thiếp tuẫn táng cùng mình khi qua đời. Ngoài các phi tần hay Hoàng hậu được phong làm Hoàng Thái hậu, những phi tần may mắn sinh được con trai sẽ có thể không bị tuẫn táng. Còn những phi tần không có địa vị hoặc thậm chí được vua quá yêu mến cũng có thể phải chịu cảnh chôn cất đáng sợ này.
Theo tục lệ, người bị tuẫn táng dù có thân phận cao quý tới đâu, được sủng ái tới nhường nào thì khi chết cũng đều bi thảm bởi họ không được quyền quyết định cho số phận của chính mình.
Tục tuẫn táng xuất hiện từ thời nhà Chu, là hình thức mai táng đáng sợ. Khi các Hoàng đế băng hà, các phi tần sẽ bị chôn theo sau khi bị giết, tự sát hoặc thậm chí chôn sống. Tới triều đại nhà Hán và nhà Nguyên thì tục này được giảm dần. Tuy nhiên đến khi vua Chu Nguyên Chương lập ra nhà Minh thì tuẫn táng được khôi phục và trở thành thông tục tang lễ trong Hoàng tộc. Và đến thời đại của Tần Thủy Hoàng thì tục tuẫn táng lên đến đỉnh điểm, số hài cốt được chôn cùng ông trong lăng mộ cho tới bây giờ vẫn chưa được thống kê chính xác, có thể nói là không thể đếm xuể.
Sự tàn khốc của hủ tục ấy được phơi bày triệt để khi xương cốt của những nữ nhân bị chôn cùng vua Tần được khai quật. Trong đó, xương chân của các bộ hài cốt không khép lại được. Sau 1 thời gian dài tìm hiểu, các nhà khoa học mới tìm ra nguyên nhân là do lúc bị niêm phong cửa lăng mộ thì những người phụ nữ này đã sợ hãi tột độ, cố gắng giãy giụa trong vô vọng để rồi chết đi vì thiếu dưỡng khí. Bởi vậy, khi được tìm thấy các thi hài đó đều có tư thế rất lạ, tay chân không thể duỗi ra được như những thi hài bình thường khác.
Hủ tục trên được kéo dài cho tới đầu thời kỳ nhà Thanh mới chính thức biến mất trong dòng chảy của lịch sử Trung Hoa.
Các cách tuẫn táng trong lịch sử
Theo sử sách, có rất nhiều cách để ép cung tần tuẫn táng cùng Đế vương. Vào thời nhà Minh, phương pháp treo cổ được áp dụng nhiều nhất, ngoài ra phương pháp uống thuốc độc cũng khá thông dụng, để những người bị ép tuẫn táng không phải chịu nhiều giày vò đau khổ.
Bên cạnh ép uống thuốc độc, còn có phương thức ban chết trước khi chôn. Phi tần, cung nữ sẽ được ban rượu độc, dải lụa trắng hoặc dao để tự kết liễu trước khi bị chôn cùng vua. Tuy cuối cùng vẫn là chết, nhưng có lẽ cái chết này bớt đau đớn và tàn nhẫn hơn so với các cách kia. Mãi cho đến khi vua Minh Anh Tông của nhà Minh lên ngôi, tục tuẫn táng này mới được hủy bỏ vì quá tàn nhẫn.
Còn có 1 loạt cách tuẫn táng đặc biệt khác là chuốc thuốc mê rồi trói tay chân người bị lựa chọn, bẻ thành những tư thế nhất định, sau đó chôn sống. Hoặc sử dụng phương pháp đổ thủy ngân. Theo dân gian, người nhiễm độc thủy ngân mà chết thì thân thể không bị mục rữa, dù qua trăm ngàn năm hình dáng vẫn trẻ trung hệt như đang còn sống.
Tuẫn táng thời cổ đại được cho là hủ tục tàn nhẫn, độc ác và không đúng với thuần phong mỹ tục nên đã dần bị loại trừ khỏi dòng chảy lịch sử.
Sau khi hủ tục chôn người sống theo người chết đã bị xóa bỏ, đa số những phi tử không có địa vị hay con cái sẽ không được xuất cung mà được sắp xếp ở chung 1 chỗ và được triều đình cung cấp cơm ăn áo mặc. Mặc dù không còn được hưởng cung điện riêng và kẻ hầu người hạ nhiều như trước kia, thế nhưng cuộc sống của họ cũng không còn cảnh tranh đấu khốc liệt như trước.
Nhìn chung chỉ cần có thể bảo toàn tính mạng cho tới sau khi Hoàng đế qua đời, số phận của các phi tử trong hậu cung nhà Thanh đều sẽ có kết cục không quá bi thảm, hoặc có đôi khi cuộc sống về sau của họ sẽ còn thoải mái, tự tại hơn nhiều so với khi Tiên đế còn tại thế.
Nguồn: Tổng hợp