01
Đã từ rất lâu, tôi đã hỗ trợ bố mẹ tôi về mặt tài chính. Gia đình tôi rất nghèo. Giống như sẽ phá sản - và nó diễn ra như vậy trong toàn bộ cuộc sống tôi. Cha tôi rửa xe hơi để kiếm sống và đang mắc rất nhiều nợ. Anh cả của tôi từng là người có thu nhập rất tốt, nhưng đã qua đời. Anh trai thứ hai đang ở trong tù. Các anh chị em khác của tôi vẫn còn trẻ, đang học hoặc đang tìm việc.
Tôi bắt đầu hỗ trợ gia đình của mình khi học cấp 3 ở Anh, với những khoản tiền nhỏ nhoi từ việc đi học và trợ cấp của nhà nước. Khi học đại học, sau khi nhận được nhiều khoản vay và trợ cấp, tôi sẽ giúp gia đình về chuyện tài chính thường xuyên hơn. Đôi khi, tôi có thể gửi tiền cho mẹ để mua sắm trong một tuần. Một lần, tôi nhận được giải thưởng 1.000 bảng Anh (29 triệu đồng) do có thành tích học tập tốt và gửi về cho gia đình một vài trăm.
Khi tôi bắt đầu công việc đầu tiên của mình, đột nhiên gia đình kỳ vọng và tôi nhiều hơn. Cha mẹ tôi gần như không thể kiếm được hơn 20.000 bảng Anh/ năm. Vì vậy khi tôi bắt đầu một công việc với mức lương 21.000 bảng Anh, tôi biết rằng mình sẽ phải chia sẻ với gia đình nhiều hơn.
Tôi không chỉ hỗ trợ bố mẹ mà còn hỗ trợ các anh chị em của tôi nữa. Họ đã trở thành người lớn, với những mong muốn của người trưởng thành - một đêm đi chơi với bạn bè, một cuốn sách, quần áo mới hoặc bữa trưa ở trường - nhưng cha mẹ chúng tôi không có tiền để cho họ bất cứ thứ gì. Tôi bắt đầu chăm sóc em gái, đưa cho em ấy một khoản tiền tiêu vặt và sinh hoạt.
Là người duy nhất có một con đường ổn định, học hành rồi làm việc, tôi cảm thấy nhiệm vụ của mình là đảm bảo tất cả thành viên đều ổn. Nhưng nhà tôi quá nghèo nên nhiều lúc cảm tưởng như đang ném tiền vào hố đen.
02
Tôi ghét phải phụ giúp gia đình khi còn ở tuổi thiếu niên. Chúng tôi đã có một quy tắc bất thành văn rằng tất cả tiền của mỗi thành viên trong nhà đều là tiền của cả gia đình. Bố tôi cho rằng chúng tôi nhất định sẽ giàu vào một ngày nào đó - như thể chúng tôi đã đăng ký một tờ vé số chắc chắn sẽ trúng thưởng khi vừa mới sinh ra.
Tôi lớn lên giữa những ý thức hệ cạnh tranh nhau. Có quan điểm cho rằng thành công có nghĩa là tự chủ: dọn ra ngoài, kiếm việc làm, nhà riêng, một gia đình mới. Người khác nói rằng thành công là chia sẻ thành quả thu nhập của bạn.
Mỗi người nhập cư thế hệ thứ hai mà tôi biết đều khao khát một ngày nào đó kiếm đủ tiền để nuôi mẹ của họ, nhưng điều đó không đúng với tất cả mọi người. Một số bạn bè của tôi - thường là những người không có cha mẹ là người nhập cư - sẽ chỉ trích họ vì mong đợi điều đó ở tôi. "Cha mẹ phải hỗ trợ bạn". Tôi cảm thấy bị phán xét.
Tôi không phải lúc nào cũng làm như cách gia đình mong đợi ở bản thân. Cha muốn tôi sống ở nhà mãi mãi; đưa chồng và con tôi đến sống ở đây một ngày nào đó. Nhưng tôi đã bỏ nhà ra đi vì đó là điều cần thiết, khi tôi 16 tuổi. Mối quan hệ của tôi với bố mẹ tan vỡ kể từ đó, và tôi ghét ý tưởng sẽ phải dựa dẫm vào họ một lần nữa. Tôi gần như chỉ ở ký túc xá khi học đại học và hiếm khi về nhà bố mẹ, dù chỉ trong vài giờ.
Chưa hết, trong suốt những năm đó, tôi vẫn không ngừng đưa tiền cho gia đình, ngay cả khi tất cả những gì tôi có thể mua cho bản thân là mì gói. Tôi đã hỗ trợ tài chính cho gia đình mặc dù bản thân không có đủ khả năng đi tàu đến nơi làm việc. Tôi đã sống mà không dám lãng phí một đồng nào.
Trong suốt thời gian đó, tôi vẫn bất bình trước sự bất công của tất cả. Tôi có ích kỷ khi muốn nói không mỗi khi họ gọi tôi để đòi tiền? Tại sao tôi phải cảm thấy tội lỗi? Họ không nhận ra điều này bất công như thế nào sao?
Tôi không phải là người vị tha. Tôi quan trọng về vật chất. Tôi thích đi chơi và tiêu số tiền có hạn cho bản thân. Nhưng tôi vẫn không thể làm thế vì cảm giác tội lỗi mỗi khi nghĩ đến chuyện gia đình đã dành quá nhiều thời gian để giúp đỡ tôi.
03
Khi tôi nói về việc hỗ trợ gia đình, tôi thường nhận được hai phản ứng từ mọi người. Một số người cho rằng cha mẹ của họ đã làm rất nhiều điều cho họ khi còn nhỏ, và thấy giá trị của việc đáp lại sự ưu ái đó. Những người khác nghĩ rằng họ đã không chọn được sinh ra, vì vậy họ tự hỏi tại sao mình có nghĩa vụ giúp đỡ gia đình. Tôi luôn cảm thấy 2 điều này giằng xé trong bản thân mình.
Cuối cùng tôi đã hiểu rõ chuyện này một vài năm trước đây, khi tôi nói chuyện với bạn mình về tình trạng khó khăn của bản thân. "Tôi cũng vậy. Cha mẹ nhập cư thật tệ," cô chia sẻ. Sức nặng của sự xấu hổ tăng lên: Tôi không phải là người duy nhất ở vị trí này. (Trên thực tế, có tới 1,4 triệu thế hệ thiên niên kỷ Mỹ, sinh từ 1981 đến 1996, đã hỗ trợ cha mẹ của họ trong năm 2016).
Tám năm sau, cơn giận của tôi đã nguôi ngoai. Tôi vẫn gửi tiền về cho gia đình vài tuần một lần. Hôm nay, tôi đã đưa cho mẹ tôi 150 bảng Anh (3,5 triệu đồng) để đi nghỉ lễ - bà ấy chưa bao giờ được nghỉ lễ đúng nghĩa trước đây. Vào dịp lễ Giáng sinh, tôi sẽ bỏ ra vài trăm bảng Anh để mua một chiếc ghế sofa, vì mẹ tôi cần một chiếc. Tôi sẽ mua sắm đồ Giáng sinh và thanh toán mọi khoản nợ mà mẹ tôi mắc phải trong năm mới. Tôi cảm thấy biết ơn vì tôi đang ở vị trí chu cấp cho gia đình chứ không phải tức giận.
Tôi cũng đánh giá cao sự logic của bố tôi, nhưng thực tâm tôi là người muốn những niềm vui của sự tự chủ, ngôi nhà của riêng mình và sự riêng tư. Song cuối cùng thấy rằng những điều bố mẹ tôi làm cũng có giá trị như những cha mẹ khác. Họ đã giúp tôi vượt qua sự xấu hổ của mình, thậm chí mang lại cho tôi sự thoải mái.
Đột nhiên, tôi biết ơn về thế giới quan của họ. Trước giờ, tôi luôn thấy bố mẹ là người dựa vào mình. Điều tôi đã cho là một cách vô điều kiện bố mẹ sẽ luôn vì tôi. Song, điều đó không thực tế, dù là mối quan hệ gia đình, chúng tôi cũng dựa vào sự gắn bó và chia sẻ mà ở bên nhau.
Ảnh minh hoạ