Từ Harvard: "Cha đẻ" mô hình SPIRE đánh giá cao Hội thảo quốc tế Hạnh phúc trong Giáo dục tại Hà Nội

Quang Vũ | 28-11-2024 - 13:00 PM

Hội thảo quốc tế Hạnh phúc trong Giáo dục 2024, do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức với sự đồng hành của trường TH School và tập đoàn TH, là một sự kiện đặc biệt hướng đến việc thúc đẩy hạnh phúc trong giáo dục.

Hội thảo diễn ra trong 2 ngày 23 và 24/11, tại trường TH School, số 4 Chùa Bộc, Hà Nội. Trong ngày 24/11, Hội thảo được thiết kế riêng cho giáo viên và nhà quản lý giáo dục.

Nhiều kinh nghiệm giáo dục thực tiễn được các chuyên gia chia sẻ

Phiên hội thảo ngày 24/11 có sự góp mặt của các diễn giả: Ông Martin Skelton - Cố vấn đặc biệt cho International Schools Partnership Limited; đồng tác giả chương trình giáo dục IPC danh tiếng thế giới, cố vấn sáng lập hệ thống trường TH School; Tiến sĩ Ngô Tuyết Mai, Giảng viên Đại học Flinders, Úc; Ông Thomas Hobson, Tác giả sách, blogger nổi tiếng, Chuyên gia tư vấn giáo dục trẻ em tại Hoa Kỳ; Giáo sư Yong Zhao, Giảng viên Đại học Kansas, Hoa Kỳ; Bà Erin Threlfall, Hiệu trưởng khối Tiểu học Trường Quốc tế Panyaden, Thái Lan; Tiến sĩ Kim Mạnh Tuấn, Giảng viên Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia, Việt Nam; Bà Sheila Ascencio, Chuyên gia tư vấn Giáo dục, Canada. Cùng với đó là sự tham dự của hàng trăm giáo viên đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Từ Harvard: Cha đẻ mô hình SPIRE đánh giá cao Hội thảo quốc tế Hạnh phúc trong Giáo dục tại Hà Nội - Ảnh 1.

Từ Harvard: Cha đẻ mô hình SPIRE đánh giá cao Hội thảo quốc tế Hạnh phúc trong Giáo dục tại Hà Nội - Ảnh 2.

Từ Harvard: Cha đẻ mô hình SPIRE đánh giá cao Hội thảo quốc tế Hạnh phúc trong Giáo dục tại Hà Nội - Ảnh 3.

Một số hình ảnh trong buổi Hội thảo ngày 24/11

Rất nhiều chủ đề nóng hổi, thực tiễn về giáo dục đã được trao đổi thảo luận, bao gồm các phương pháp giáo dục sáng tạo, ứng dụng nền tảng công nghệ để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.

Các chuyên gia quốc tế cũng chia sẻ những công cụ và chiến lược để theo dõi, thúc đẩy sự an lành, hạnh phúc của học sinh, đồng thời khuyến khích tư duy phản biện và tầm nhìn toàn cầu.

"Buổi Hội thảo là trải nghiệm quý giá cho giáo viên"

Có mặt tại buổi Hội thảo, cô Nguyễn Thị Vân Anh (giáo viên bộ môn tiếng Anh, trường Trường Tiểu học, THCS & THPT Nguyễn Siêu, Hà Nội) cho biết, những chia sẻ của các chuyên gia là bài học quý giá cho bản thân trong hành trình giáo dục.

"Tôi đặc biệt ấn tượng với nội dung "Khơi dậy tư duy suy ngẫm phản biện, thúc đẩy sự phát triển của học sinh và tạo ảnh hưởng toàn cầu" được chia sẻ bởi bà Sheila Ascencio. Các kinh nghiệm, câu chuyện được bà Sheila chia sẻ rất xúc tích, gắn liền với thực tiễn công việc của giáo viên, cũng như các vấn đề đa ng được quan tâm hàng ngày", cô Nguyễn Thị Vân Anh cho hay.

Quy tắc "Heart - Head - Hand" (Trái Tim - Trí Óc - Đôi tay) được bà Sheila chia sẻ khiến nữ giáo viên đặc biệt tâm đắc và quyết tâm áp dụng, đưa vào các bài học của mình sau này. Hiểu một cách đơn giản, khi nhìn thấy một vấn đề, học sinh sẽ dùng "Heart" để cảm nhận cảm xúc, dùng "Head" để nghĩ cách xử lý và cuối dùng dùng "Hand" để hành động.

Từ Harvard: Cha đẻ mô hình SPIRE đánh giá cao Hội thảo quốc tế Hạnh phúc trong Giáo dục tại Hà Nội - Ảnh 4.

Cô Nguyễn Thị Vân Anh

Trong khi đó, qua sự giới thiệu thông tin của cô Hiệu trưởng, thầy Nguyễn Chí Phương (trường Tiểu học Thành Công 2, Thái Nguyên) đi từ 5h30 sáng để kịp tham gia buổi Hội thảo. Thầy Phương chia sẻ, nội dung Giáo dục cảm xúc xã hội (SEL - Social Emotional Learning) được chia sẻ bởi Tiến sĩ Ngô Tuyết Mai là điều mà bản thân đang rất quan tâm.

"Kiểm soát cảm xúc bản thân khi lên lớp và nắm bắt tâm lý học sinh là những kiến thức rất cần thiết với giáo viên. Nhiều khi ở trên lớp, giao tiếp với học sinh còn nhiều rào cản, khiến giáo viên, học sinh chưa trao đổi được những thông tin cần thiết để cải thiện chất lượng giảng dạy" , thầy Nguyễn Chí Phương cho biết.

Từ Harvard: Cha đẻ mô hình SPIRE đánh giá cao Hội thảo quốc tế Hạnh phúc trong Giáo dục tại Hà Nội - Ảnh 5.

Thầy Nguyễn Chí Phương

Thầy Nguyễn Chí Phương bày tỏ mong muốn trong tương lai, sẽ có thêm nhiều buổi Hội thảo bổ ích để giáo viên có thể tham gia và học hỏi. "Những buổi Hội thảo có diễn giả nước ngoài mang học vị cao như Tiến sĩ, Giáo sư thường sẽ thu phí, mức phí không hề rẻ. Vậy nên buổi Hội thảo chia sẻ miễn phí như hôm nay thật sự là một cơ hội, trải nghiệm quý báu cho chúng tôi" , thầy Nguyễn Chí Phương nói thêm. Điều duy nhất thầy giáo này tiếc nuối là thời gian hội thảo  có hạn nên vẫn còn nhiều điều mong muốn mà chưa trao đổi được hết.

Đồng ý kiến, cô Trần Ánh Tuyết (giáo viên môn Văn, THCS Quang Trung, Hà Nội) cũng cho rằng: "Cần thêm những buội Hội thảo như này để giáo viên có thể trau dồi kinh nghiệm giảng dạy. Bản thân tôi đánh giá các nội dung trong Hội thảo đều rất hay".

Từ Harvard: Cha đẻ mô hình SPIRE đánh giá cao Hội thảo quốc tế Hạnh phúc trong Giáo dục tại Hà Nội - Ảnh 6.

Cô Trần Ánh Tuyết

"Cha đẻ" mô hình SPIRE gửi lời chúc mừng đến Hội thảo

Được biết, nền tảng khoa học của hội thảo là mô hình SPIRE - Tiếp cận toàn diện về hạnh phúc do Tiến sĩ Tal Ben-Shahar của Đại học Harvard nghiên cứu và phát triển. Mô hình này tập trung vào năm yếu tố quan trọng: Sức khỏe tinh thần, thể chất, trí tuệ, cảm xúc và các mối quan hệ.

Tại phiên hội thảo sáng 24/11, toàn thể đại biểu và các giáo viên tham dự đã nhận được những thông điệp từ Tiến sĩ Tal Ben-Shahar. "Cha đẻ" của mô hình tiếp cận hạnh phúc SPIRE đã gửi lời chúc mừng và đánh giá cao Hội thảo quốc tế Hạnh phúc trong Giáo dục.

"Tôi xin chúc mừng trường TH và Hội thảo về hạnh phúc trong giáo dục. Những gì các bạn đang làm thật sự rất quan trọng, và tôi hy vọng rằng các trường học khác ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới sẽ cùng thực hiện sứ mệnh quan trọng này – đưa hạnh phúc vào giáo dục", Tiến sĩ Tal Ben-Shahar nói.

Từ Harvard: Cha đẻ mô hình SPIRE đánh giá cao Hội thảo quốc tế Hạnh phúc trong Giáo dục tại Hà Nội - Ảnh 7.

Tiến sĩ Tal Ben-Shahar

Theo "cha đẻ" của mô hình SPIRE, nếu chúng ta dạy cho giáo viên và học sinh của mình biết cách sống hạnh phúc hơn, chúng ta sẽ có những lớp học thành công hơn, kết quả học tập tốt hơn, và quan trọng hơn cả, là sức khỏe thể chất và tinh thần được nâng cao.

Nếu chúng ta đưa hạnh phúc vào các trường học, học sinh của chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ, và điều đó sẽ lan tỏa đến phụ huynh và cộng đồng.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Dự án ứng dụng hỗ trợ người bệnh đi khám xuất sắc của nhóm sinh viên trường Đại học Phenikaa

Sinh viên Trường Đại học Phenikaa đã tạo ra “CareCab - Ứng dụng cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng khám chữa bệnh tại cơ sở y tế” mang đến một “người bạn đồng hành” cùng người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh, nhất là khi người thân không thể ở bên.