Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, Hiệp hội cho biết, việc vận chuyển trong 6 tháng đầu năm gặp khó khăn nên lượng tồn kho còn nhiều. Kể từ tháng 7, tiêu thụ cải thiện dần, nhưng người dân nhìn chung vẫn dè dặt trong chi tiêu mua sắm nên giá không tăng được.
Về phía các nhà phân tích, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc trái cây nội giảm giá.
Trước hết là diện tích trồng một số loại đã tăng khá mạnh. Ví dụ, trong 2 năm trở lại đây, diện tích các giống bưởi chuyên canh, chẳng hạn như bưởi đào, bưởi vàng, bưởi chùm (lai chéo tự nhiên giữa bưởi và cam) được mở rộng nhiều; sản lượng và thị phần gia tăng, dẫn tới việc chênh lệch giá so với các loại bưởi thông thường thu hẹp dần.
Thứ hai, thời gian bảo quản của một số giống bị ngắn lại do thời tiết. Điều kiện thời tiết trong giai đoạn thu hoạch lựu năm nay không được tối ưu cho việc bảo quản do mưa quá nhiều khiến vỏ ướt và dễ bị thối rữa, buộc người tích trữ phải cố gắng bán thanh lý nhanh trước khi quả hỏng.
Và thứ ba là, do ảnh hưởng của Covid-19, tiêu thụ trên thị trường không thể tăng.
Ngược với xu hướng của các loại trái cây trồng trong nước, hầu hết các loại trái cây nhập khẩu, chẳng hạn như anh đào, năm nay lại tăng. Cùng thời điểm này năm ngoái, giá cherry sớm vào khoảng 700 nhân dân tệ/thùng 5 kg, còn nay là 1.000 nhân dân tệ. Hiện cherry trên thị trường đều là loại thu hoạch sớm, được vận chuyển bằng đường hàng không từ Chile về các thành phố cảng rồi phân phối vào các tỉnh nội địa theo yêu cầu. Lượng tiêu thụ chủ yếu tập trung ở các thành phố như Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu. Do chi phí vận chuyển quốc tế tăng cao nên lượng hàng nhập khẩu cũng giảm so với các trái to hơn và tươi hơn đương nhiên sẽ đắt hơn. Anh đào được bán trên thị trường Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu từ Mỹ, Australia và New Zealand. Do hầu hết được vận chuyển bằng đường hàng không trong dây chuyền lạnh, chi phí bảo quản và vận chuyển tương đối cao nên giá thành và lợi nhuận cao hơn các loại trái cây thông thườn
Tham khảo: Freshplaza