Trừng phạt thêm một công ty, Mỹ đã đâm thẳng vào trọng tâm tham vọng công nghệ Trung Quốc như thế nào?

Linh Anh | 28-09-2020 - 19:21 PM

(Tổ Quốc) - Việc đưa SMIC, nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, vào danh sách đen đã giáng một đòn mạnh vào trọng tâm của kế hoạch thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn nội địa của Trung Quốc.

Chính phủ Mỹ được cho đã áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu đối với SMIC, nhà sản xuất chip lớn nhất của Trung Quốc. Theo đó, các nhà cung cấp những thiết bị nhất định cho SMIC sẽ phải xin giấy phép xuất khẩu nếu muốn tiếp tục làm ăn với gã khổng lồ bán dẫn Trung Quốc. Bộ Thương mại Mỹ lập luận rằng có những "rủi ro không thể chấp nhận" khi bán thiết bị cho SMIC nhưng chúng có thể được sử dụng trong lĩnh vực quân sự.

Động thái mới nhất của Mỹ đe dọa đâm dao vào trọng tâm kế hoạch của Trung Quốc nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn trong nước của mình. Tự chủ về chip là nhu cầu trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết ở Trung Quốc kể từ khi cuộc chiến thương mại với Mỹ nổ ra.

Thực tế, SMIC được coi là một thành phần quan trọng trong tham vọng của Trung Quốc và các lệnh trừng phạt của Mỹ có thể kéo tụt lùi sự phát triển của công ty này trong vài năm. David Roche, chủ tịch của Independent Strategy, nhận định: "Đó đánh trúng vào tử huyệt của Trung Quốc trong nỗ lực tự chủ công nghệ".

Trừng phạt thêm một công ty, Mỹ đã đâm thẳng vào trọng tâm tham vọng công nghệ Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 1.

Từ nhiều tuần qua, SMIC đã phải lên tiếng thanh minh rằng họ "không có quan hệ với quân đội Trung Quốc và không sản xuất chip cho bất cứ hệ thống quân sự nào". Tuy nhiên, điều đó không ngăn nổi cổ phiếu của SMIC giảm hơn 6% ở Thượng Hải và hơn 5% ở Hồng Kông sau khi xuất hiện thông tin nó bị Mỹ trừng phạt.

Chất bán dẫn là thành phần quan trọng trong tất cả các thiết bị điện tử tiêu dùng trên thế giới ngày nay. Khi ngày càng có nhiều thiết bị trở nên "thông minh" và được kết nối với Internet, chất bán dẫn lại càng đặc biệt trở nên quan trọng, nhất là khi chúng được sử dụng trong các lĩnh vực mới, chẳng hạn như xe tự lái.

Chất bán dẫn có một chuỗi cung ứng cực kỳ phức tạp. Đó không chỉ là các công ty sản xuất chip mà còn bao gồm cả các công ty thiết kế cũng như công ty tạo ra các công cụ cho phép sản xuất loại thiết bị này. Trong lĩnh vực này, Mỹ, châu Âu và một số nền kinh tế châu Á khác, chiếm ưu thế. TSMC (Đài Loan) và Samsung (Hàn Quốc), các đối thủ trực tiếp của SMIC. Tuy nhiên, họ đang tiến bộ rất nhiều trong quy trình sản xuất của mình.

Khi nói đến tầm quan trọng trong quá trình sản xuất, công ty ASML của Hà Lan là một cái tên lớn. Công ty này sản xuất thiết bị có thể tạo ra những cỗ máy sản xuất những con chip tiên tiến nhất như những sản phẩm mà TSMC và Samsung đang sản xuất. Tuy nhiên, hồi đầu năm nay, Mỹ đã gây sức ép buộc Hà Lan ngừng bán máy cho SMIC của Trung Quốc. Lô hàng đó đã không bao giờ được giao, điều cho thấy sự phụ thuộc của Trung Quốc vào thiết bị nước ngoài.

Trong khi đó, hầu như không có bất cứ công ty Trung Quốc nào có thể lấp đầy khoảng trống mà SMIC để lại khi nó bị tước quyền truy cập các công nghệ phương Tây. Điều này khiến các nhà quan sát tin rằng Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng trong khoảng 3 năm sau khi lệnh cấm của Mỹ có hiệu lực. Trong khi đó, việc nội địa hóa hoàn toàn các thiết bị bán dẫn khó có thể xảy ra ở Trung Quốc trong 10 năm nữa.

Trừng phạt thêm một công ty, Mỹ đã đâm thẳng vào trọng tâm tham vọng công nghệ Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 2.

Về phần Trung Quốc, họ có rất nhiều công ty công nghệ Mỹ để trả đũa. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Trung Quốc sẽ không thực hiện điều đó bởi họ không muốn làm tổn hại nền kinh tế của chính mình, vốn đã rất điêu đứng khi Huawei và hàng loạt tên tuổi lớn khác bị Mỹ đưa vào danh sách đen.

Ở thời điểm hiện tại, Huawei vẫn là nạn nhân lớn nhất của Mỹ. Không chỉ gây sức ép để Canada bắt và xem xét dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu, con gái nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, Mỹ còn đưa gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc vào danh sách đen.

Hồi đầu năm, Mỹ sửa đổi một quy tắc trong đó yêu cầu tất cả các nhà sản xuất thiết bị chip trên toàn cầu phải xin giấy phép khi bán hàng cho Huawei nếu có "yếu tố Mỹ" trong toàn bộ quá trình sản xuất. Có hiệu lực vào ngày 15/9, Huawei thậm chí còn không thể mua các sản phẩm do TSMC sản xuất, dẫn tới việc các thiết bị của hãng, bao gồm cả điện thoại, không được trang bị công nghệ mới nhất. Huawei có rất ít sự lựa chọn để bù đắp và SMIC đáng lẽ là một lựa chọn tất yếu nếu nó không bị Mỹ trừng phạt.

Dẫu vậy, SMIC cũng không thể sản xuất trên quy mô lớn những con chip tiên tiến mà Huawei cần cho các thiết bị cầm tay của mình. Hiện tại, chỉ có TSMC và Samsung có thể làm ra chúng.

Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc nói rằng đất nước "đang phải đối mặt với một cuộc chiến kéo dài nhằm chống lại sự đàn áp công nghệ cao do Mỹ dẫn đầu". Chính vì vậy, Trung Quốc nên bắt đầu vào muộc cuộc hành quân công nghệ dài hơi. Ngoài ra, Trung Quốc có thể sẽ trả đũa Mỹ như những gì họ vẫn thường làm.

"Tuy nhiên, cú trả đũa lần này chắc chắn phải được đo ni đóng giày rất cẩn thận. Chính những tổn hại nó gây ra với nền kinh tế Trung Quốc sẽ khiến cho các biện pháp trả đũa không quá mức tồi tệ. Dẫu vậy, căng thẳng Mỹ Trung sẽ như một chiếc thang cuốn, gia tăng đợt này rồi đến đợt khác", David Roche, chủ tịch của Independent Strategy, nhấn mạnh.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Đa dạng lựa chọn TV Samsung 98 inch: Màn hình cực đại cho trải nghiệm Tết cực đỉnh

Đón đầu xu hướng TV màn hình siêu lớn, Samsung với vị thế là thương hiệu TV đứng hàng đầu thế giới 18 năm liên tiếp đã nhanh chóng xác lập thị phần áp đảo ở phân khúc sản phẩm trên 90 inch, đặc biệt là 98 inch. Những thiết bị nghe nhìn đẳng cấp này chính là khởi đầu lý tưởng cho trải nghiệm Tết đỉnh năm nay.