Quả hồng
Chia sẻ trên Sức khỏe & Đời sống, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, ThS. BS Lê Trịnh Thủy Tiên - Thành viên Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Việt Nam, đã cho biết: Hồng có chứa nhiều chất tannin, khi gặp hàm lượng đạm dồi dào trong trứng thì có thể tạo thành các phân tử không tan và khó phân hủy, dễ gây viêm ruột.
Do đó, tuy hồng và trứng đều là những thực phẩm bổ dưỡng nhưng các chuyên gia khuyến nghị không nên sử dụng chung với nhau, tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính với các dấu hiệu chủ yếu như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng.
Nếu gặp các triệu chứng này thì nên uống ngay một cốc nước muối pha loãng để gây nôn hoặc cũng có thể uống nước gừng tươi đập dập đun sôi để giải độc.
Tỏi
Nhiều người thích cho thêm hành, tỏi để tăng hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, tỏi là gia vị tính nóng, khi sử dụng cùng với trứng có nhiều đạm dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Sử dụng trong thời gian dài thậm chí làm rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Đồng thời, tỏi có khả năng gây kích ứng dạ dày, những người có tiền sử bị bệnh liên quan tới dạ dày thì không nên ăn nhiều. Khi chế biến cũng cần lưu ý thời gian và độ nóng, tỏi dễ cháy xém và hình thành nên độc tố gây bệnh cho cơ thể.
Sữa đậu nành
Sữa đậu nành và trứng rán là hai sự lựa chọn phổ biến cho bữa sáng được nhiều người lựa chọn. Giống như trứng là “siêu thực phẩm”, sữa đậu nành cũng chứa nhiều protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất… có tác dụng bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, hai loại thực phẩm này không nên kết hợp với nhau. Chất trypsin có trong sữa đậu nành có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ của protein trong trứng.
Bên cạnh đó, protidaza trong sữa đậu nành cũng gây kiềm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng tiêu hóa.
Sữa
Hàm lượng các chất protein trong trứng dồi dào, giúp phân giải các axit amin, nhưng lại khiến cơ thể khó hấp thụ lactose (một thể trong hai loại đường galactose và glucose dimmer) có nhiều trong sữa. Điều này khiến cho việc kết hợp 2 loại thực phẩm cùng với nhau khiến cơ thể khó tiêu hóa dưỡng chất bên trong.
Người sử dụng không chỉ dễ gặp chứng đầy hơi, khó tiêu, mà thậm chí còn bị đau bụng, đi ngoài phân chua.
Nước trà
Sau bữa ăn, nhiều người có thói quen uống trà hoặc nước chè đặc để làm sạch mùi vị trong miệng, đồng thời cũng khử khuẩn, giúp hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu trước đó, bạn vừa ăn trứng thì việc uống nước trà lại đem tới ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Axit tannic có nhiều trong trà sẽ kết hợp với protein trong trứng, tạo thành chất có thể làm chậm hoạt động của nhu động ruột, khiến phân sẽ bị lưu trữ trong ruột lâu hơn. Điều này có khả năng gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
Ngoài ra, chuyên gia cũng cho rằng, trứng gà không nên kết hợp cùng cá, óc lợn, khoai tây… Các thành phần có trong loại thực phẩm này “đối chọi” với dưỡng chất trong trứng gà sẽ vô hiệu hóa vitamin, cản trở quá trình hấp thu khoáng chất, tăng cholesterol trong máu. Khi kết hợp với nhau, chúng không chỉ mất chất mà còn dễ bị đầy bụng khó tiêu, tăng huyết áp.
Cũng không nên kết hợp trứng với đường để tránh nạp vào quá nhiều năng lượng, gây quá tải cho hệ tiêu hóa, làm gia tăng nguy cơ tiểu đường, béo phì - đây đều là những bệnh có thể kích hoạt các tế bào ung thư hoạt động.
Ăn đúng cách sẽ giúp cơ thể hấp thụ tối đa các loại khoáng chất, protein, vitamin, canxi… có trong trứng. Ảnh: Internet
Vậy nên ăn trứng thế nào là đủ và bổ dưỡng nhất?
Trứng có rất nhiều cách chế biến, là món ăn quen thuộc với mọi người tuy nhiên, ăn bao nhiêu là đủ và ăn như thế nào để đảm bảo giá trị dinh dưỡng tốt nhất thì không phải ai cũng biết rõ.
Theo chuyên gia y tế cho rằng, vì trứng gà rất bổ dưỡng nên khẩu phần có sự khác biệt đối với người lớn và trẻ con. Cụ thể, trẻ em 6 tháng tuổi chỉ nên ăn khoảng 1/2 lòng đỏ trứng gà mỗi bữa ăn, trong khi trẻ 1 - 2 tuổi có thể ăn từ 3 - 4 quả mỗi tuần. Còn với người lớn, chỉ nên ăn khoảng 3 quả/tuần là vừa đủ chất dinh dưỡng.
Khi sử dụng trứng gà, cần lưu ý một số điều sau đây:
- Người bị tăng huyết áp hoặc cholesterol cao trong máu vẫn có thể sử dụng trứng gà, nhưng không nên ăn quá nhiều
- Ăn trứng sống có thể làm giảm sự hấp thu chất lượng của protein. Cơ thể sẽ hấp thu khoảng 90% protein trong trứng nấu chín và chỉ 50% trong trứng sống. Đồng thời, chúng còn có thể chứa một loại vi khuẩn là salmonella, gây ngộ độc thực phẩm và một số triệu chứng dẫn đến sinh non ở phụ nữ mang thai.
- Không nên thêm xì dầu hay bột ngọt khi chế biến vì hai gia vị này khi nấu chung với trứng ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra chất phá hủy thành phần amino acid hữu ích sẵn có.
- Không nên ăn quá nhiều trứng liên tục trong ngày để tránh dẫn tới tình trạng thừa chất, làm tăng gánh nặng cho thận, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
*Theo Sohu Tổng hợp