Trò chuyện cùng bác sĩ để không mắc lỗi khi chăm sóc trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm

Quang Vũ | 10-04-2021 - 15:20 PM

(Tổ Quốc) - Chăm sóc trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm gây không ít khó khăn cho mẹ trong quá trình mang thai. Không chỉ vậy, mồ hôi trộm còn khiến sức khoẻ trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng.

Hành trình chăm con luôn khởi đầu bằng những điều "chẳng biết đúng hay sai". Thế nhưng mẹ đừng lo, với sự giúp sức của chuyên gia, chuyện gì cũng sẽ đơn giản hơn, mẹ sẽ nắm được giải pháp hiệu quả nhất để chăm con hiệu quả. Cùng bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng - BSCK2, Giảng viên BM Nhi ĐHYD, Bs BV Nhi Đồng 2 làm rõ những trăn trở của mẹ về vấn đề mồ hôi trộm, cũng như thu thập thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc con nhé!

Mẹ hỏi: Trẻ sơ sinh nào cũng đổ mồ hôi trộm?

Bác sĩ trả lời: Hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là phổ biến. Do quá trình chuyển đổi chất bên trong cơ thể diễn ra mạnh mẽ, khiến cho thân nhiệt tăng cao, do vậy trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm. Đổ mồ hôi trộm cũng là cách để trẻ cân bằng nhiệt độ cơ thể do hệ thống điều chỉnh nhiệt độ của trẻ vẫn còn non nớt. Tuyến mồ hôi có tác dụng điều hoà nhiệt độ cơ thể, khi nhiệt độ quá nóng, cơ thể sẽ tiết mồ hôi và bốc hơi để hạ bớt nhiệt độ cơ thể. Đổ mồ hôi trộm sinh lý thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm và dần hết khi hơn 1 năm tuổi.

Mẹ hỏi: Mồ hôi trộm thường xuất hiện ở những vùng da nào trên cơ thể trẻ?

Bác sĩ trả lời: Mồ hôi trộm thường xuất hiện ở những vùng da đầu, cổ, bẹn háng, vùng lưng bụng.v.v.. Trẻ hay đổ mồ hôi đầu là do tuyến mồ hôi vùng đầu hoạt động nhiều nhất ở tuổi sơ sinh, còn ở những vùng khác chưa hoàn chỉnh như người lớn, nên hoạt động kém hơn so với vùng đầu. Thêm vào đó, khi bồng cho con bú, mẹ sẽ dễ dàng phát hiện tình trạng đổ mồ hôi ờ vùng trán/đầu. Ngược lại, da vùng lưng bụng (gần mông) của trẻ sơ sinh cũng đổ nhiều mồ hôi nhưng thường không được mẹ chú ý đến. Lý do, phần lớn thời gian trẻ sơ sinh nằm ngủ, phần lưng tiếp xúc thường xuyên với mặt giường/đệm lót gây nóng nên trẻ sẽ đổ mồ hôi và đọng lại ở cạp quần, giường/đệm, khuất tầm mắt của mẹ. Do vậy, mẹ cần lưu ý quan sát toàn thân con để phát hiện những vùng da đổ mồ hôi nhiều để kịp thời lau khô cho con nhé!

Mẹ hỏi: Mồ hôi trộm có ảnh hưởng đến sức khỏe sơ sinh?

Bác sĩ trả lời: Phần lớn trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm sinh lý, và như đã chia sẻ ở trên, tình trạng này sẽ dần giảm đi khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa rằng tình trạng đổ mồ hôi trộm "vô hại" đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh. Điển hình như việc trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm thường xuyên ở vùng lưng bụng mẹ thường khó có thể để ý để lau khô kịp thời, chăm sóc con đúng đắn. Phần lớn thời gian của trẻ là nằm ngủ, lưng tiếp xúc nhiều với giường, chăn mền.v.v..mồ hôi đổ cũng sẽ khó khô thoáng. Trong trường hợp này, mồ hôi có nhiều nguy cơ thấm ngược trở lại cơ thể trẻ khiến trẻ bị cảm lạnh, lâu ngày gây ra một số vấn đề ngoài da như nổi mẩn đỏ, ngứa.v.v.. Đặc biệt khi thời tiết nóng ẩm, mẹ tăng cường sử dụng máy điều hoà làm mát nhưng điều chỉnh nhiệt độ không phù hợp cũng khiến cơ thể sơ sinh bị ảnh hưởng (ví dụ như nhiệt độ quá thấp sẽ khiến trẻ bị cảm lạnh). Đây là điều mẹ cần đặc biệt chú ý bởi phần lớn những người lần đầu sinh con không có kinh nghiệm sẽ không dễ dàng trong việc kiểm soát tất cả các yếu tố xảy ra xung quanh trẻ nhỏ. Loay hoay với vấn đề trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm cũng khiến mẹ vất vả, chất lượng giấc ngủ kém đi kéo theo chất lượng sữa mẹ cũng giảm.

Trò chuyện cùng Bác sĩ để không mắc lỗi khi chăm sóc trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm - Ảnh 1.

Bất kỳ một vấn đề nào xảy ra trên cơ thể của trẻ sơ sinh cũng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.

Mẹ hỏi: Chăm sóc trẻ sơ sinh thế nào để hạn chế đổ mồ hôi trộm?

Bác sĩ trả lời: Trước tiên mẹ cần nhớ đặc tính làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh, thân nhiệt trẻ cao hơn người lớn, do vậy các tác động bên ngoài kể cả nhiệt độ môi trường, các vật dụng xung quanh cũng gây ảnh hưởng nhất định đến trẻ. Để tránh tình trạng trẻ đổ mồ hôi trộm, trước tiên mẹ cần chú ý giữ cho thân nhiệt của trẻ không tăng cao, đơn giản nhất là giữ cho nhiệt độ phòng mát mẻ (khoảng 26 độ C), không gian phòng thông thoáng. Ngoài ra, mẹ hạn chế mặc quá nhiều lớp quần áo, quấn nhiều khăn, chăn mền hay sử dụng thêm mũ, vớ nếu không cần thiết. Thân nhiệt của trẻ sơ sinh vốn cao hơn người lớn nên thói quen ủ ấm sẽ càng làm cho trẻ sơ sinh khó chịu, quấy khóc và ngủ không ngon giấc. Thêm vào đó, mẹ cần ưu tiên sử dụng các loại quần áo bằng vải cotton dễ thấm hút mồ hôi, mềm mại; tránh sử dụng các loại vải thô cứng, nhuộm màu tổng hợp sẽ gây cảm giác khó chịu, nóng bức, dễ gây kích ứng làn da sơ sinh mỏng manh.

Trò chuyện cùng Bác sĩ để không mắc lỗi khi chăm sóc trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm - Ảnh 2.

Không chỉ riêng quần áo, do trẻ sơ sinh thường xuyên mặc tã dán, mẹ cần lưu ý lựa chọn loại tã dán có bề mặt Cotton-soft mềm mại, bổ sung Vitamin E thân thiện với làn da trẻ nhỏ.

Mẹ hỏi: Không mặc tã dán sẽ khiến làn da sơ sinh thông thoáng hơn?

Bác sĩ trả lời: Sử dụng tã dán cho trẻ sơ sinh là cách giúp mẹ chăm sóc vấn đề vệ sinh cho con một cách hiệu quả và dễ dàng hơn. Sử dụng tã dán sơ sinh giúp thấm hút chất tiêu bẩn của trẻ tốt hơn, hạn chế tiếp xúc lâu với làn da mỏng manh gây hăm. Có rất nhiều mẹ cho rằng trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi trộm sẽ không tiện mặc thêm tã dán, tuy nhiên mẹ không cần quá lo lắng điều này. Khi lựa chọn tã dán sơ sinh, mẹ cần lưu ý chọn loại có bề mặt mềm mại, thấm hút tốt và khô thoáng. Đồng thời, để giúp cho quá trình chăm sóc con thoải mái và tiện lợi hơn, mẹ cũng có thể cân nhắc sử dụng tã dán sơ sinh có thiết kế đệm thun thấm mồ hôi, hỗ trợ thấm hút mồ hôi vùng lưng bụng hiệu quả hơn, giữ cho cơ thể trẻ luôn khô thoáng, trẻ thoải mái và ngủ ngon hơn.

Trò chuyện cùng Bác sĩ để không mắc lỗi khi chăm sóc trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm - Ảnh 3.

Tã dán sơ sinh Bobby cải tiến đệm thun thấm mồ hôi với lớp đệm Công nghệ green tissue êm mềm giúp thấm khô tức thì mồ hôi trộm, giúp mẹ an tâm vì thiên thần nhỏ luôn được giữ cho khô thoáng, tránh khỏi tình trạng ẩm ướt.

Mẹ hỏi: Biểu hiện nào cần mang trẻ đến thăm khám BS?

Bác sĩ trả lời: Trường hợp trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm nhưng vẫn bú, ngủ ngoan và tăng cân đều thì mẹ không cần quá lo lắng. Riêng đối với một số trường hợp trẻ đổ mồ hôi trộm ngày càng nhiều hơn, đi kèm với một số triệu chứng bất thường như bú kém, hay quấy khóc, sốt.v.v..thì mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để kịp thời chẩn đoán tình trạng và chữa trị kịp thời.

Trò chuyện cùng Bác sĩ để không mắc lỗi khi chăm sóc trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm - Ảnh 4.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM