Vì sao trẻ dễ nổi nóng, khó kiểm soát cảm xúc?
Việc trẻ thiếu kiềm chế cảm xúc là một trong những vấn đề khá phổ biến hiện nay, khiến các ba mẹ luôn phải suy nghĩ phiền lòng.
Chị An (quận 3, TP HCM) chia sẻ con gái Minh Thanh (3,5 tuổi) cứ không vừa ý chuyện gì là giận dỗi, nằm ăn vạ. Có lần con hất cả đĩa thức ăn trên tay cô giáo vì không muốn ăn cơm. Đỉnh điểm là khi ở trường, con giành đồ chơi với bạn không thành nên cắn bạn chảy máu rồi lăn ra khóc. Cô giáo dỗ dành kiểu nào cũng không nghe.
Chị Thanh Hằng (38 tuổi, Bình Dương) cũng thường than phiền về đứa con 5 tuổi "sao mà hay nóng tính, cứng đầu". Con còn thường tỏ vẻ bực bội mỗi khi mẹ làm việc trái ý hay bị thúc ép. Những lúc như thế chị Hằng đều phải xuống nước, nhường nhịn.
Nguyên nhân của việc trẻ hay nóng tính, cáu giận và dễ kích động là bởi càng ngày trẻ càng phải đối diện với nhiều vấn đề khác nhau:
- Bài vở nhiều.
- Thiết bị điện tử quá hấp dẫn khiến cho trẻ chỉ muốn vùi mình vào cả ngày.
- Không gian và đời sống xung quanh có nhiều kích thích, quá ồn ào và hỗn tạp.
- Chế độ sinh hoạt kém lành mạnh.
Trong khi đó, chính bố mẹ lại cũng đang phải đối diện với nhiều nỗi sợ từ chính bản thể. Sợ con thua kém, sợ mất đi quyền lực với con, sợ con không thành công trong tương lai… nên bố mẹ cảm thấy khó có thể đối diện với cơn giận dữ của con. Bố mẹ đem nỗi sợ của bản thân để trấn áp nỗi sợ của trẻ.
Tình thế đó làm căng thẳng gia tăng, trẻ không học được cách thức lành mạnh để vượt qua cơn giận.
Phải làm gì trước những cơn giận của trẻ?
Với mong muốn đồng hành cùng các ba mẹ giúp con khai phóng, phát triển trí tuệ, kỹ năng, thể chất và cảm xúc để sẵn sàng cho một tương lai tỏa sáng, Đậu Ngọt - Những phương pháp giáo dục mới đã ra đời.
Đậu Ngọt - Phương pháp nuôi dạy con nhàn tênh từ chuyên gia
Đậu Ngọt được sáng lập bởi cô Phan Hồ Điệp - Giảng viên Khoa Giáo dục đặc biệt, Đại học Sư phạm Hà Nội. Cô là tác giả trên 200 đầu sách về giảng dạy, làm cha mẹ được hàng triệu phụ huynh yêu thích. Trong đó, nhiều tác phẩm đạt giải thưởng Sách quốc gia các năm 2018, 2019, 2020.
Cô Điệp là mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam. Bằng kinh nghiệm sư phạm và tình yêu thương, cô đã có những bài học hữu ích, đầy giá trị cho cậu con trai của mình.
Cô Phan Hồ Điệp thành lập Công Ty TNHH giáo dục và truyền thông Sweet Pea (Đậu Ngọt) nhằm chia sẻ và lan tỏa những phương pháp đã áp dụng trong nuôi dạy con với tất cả phụ huynh.
Đậu ngọt đã cho ra mắt các sản phẩm giúp bố mẹ nuôi dạy con tốt hơn, một trong số đó là Bộ công cụ kiểm soát cơn giận.
Bộ công cụ kiểm soát cơn giận
Trong 1 Bộ công cụ gồm có:
- 10 thẻ kiểm soát cơn giận, mỗi thẻ là 1 hành động giúp trẻ có thể giảm được cảm giác giận dữ trong người
- 5 tấm poster để tạo thành 1 góc bình tĩnh trong phòng
- 1 cuốn truyện tranh cho con có tên: Cặp song sinh rắc rối
- 1 Cuốn sách cho bố mẹ có tên: Đừng để mẹ điên
- 1 Game Đường đua cảm xúc
- 1 tờ hướng dẫn sử dụng
- 1 khóa học online + video hướng dẫn sử dụng bộ công cụ
3 lợi ích mà bộ công cụ này mang lại:
- Giúp bố mẹ và con tìm ra được các công cụ và cách thức để kiểm soát cảm xúc tức giận.
- Giúp bố mẹ và con cái có sự kết nối, thấu hiểu và tìm được tiếng nói chung.
- Từ việc tìm hiểu quy trình và cách thức kiểm soát cảm xúc tức giận, cả bố mẹ và con cái sẽ áp dụng một cách tự nhiên cho những cảm xúc khó chịu khác như nỗi thất vọng, sự lo lắng...
Những khách hàng lần đầu tiên sử dụng đều tỏ ra bất ngờ và cảm thấy hứng thú với bộ dụng cụ kiểm soát cơn giận của Đậu Ngọt. Nó giúp cho mỗi người luôn biết dùng công cụ cảm xúc đúng tính năng, đúng thời điểm và tránh được những điều đáng tiếc khi những cảm xúc dữ dội bộc phát.
Các khách hàng nhí đều cảm thấy dễ chịu khi được ngồi vào Góc bình tĩnh, được chơi với các thẻ, với lọ bình tĩnh và đặc biệt là được đọc câu chuyện Cặp song sinh rắc rối. Cha mẹ cũng nhận rằng việc khiến con bớt giận dữ không khó như mình tưởng.
Về kỳ vọng và định hướng phát triển bộ công cụ kiểm soát cơn giận trong tương lai, nhóm tác giả mong muốn mỗi gia đình Việt Nam đều sở hữu bộ công cụ này, y hệt như chúng ta có các công cụ khác để hỗ trợ cho việc nhà, cho các thao tác cụ thể.